(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Laodong News Paper Online - Chuyen de
The Wayback Machine - https://web.archive.org/web/20041217031019/http://www.laodong.com.vn:80/pls/bld/display$.htnoidung(271,109434)


Thứ sáu 17-12-2004

Báo Lao Động | Unicode Fonts

TRANG NHẤT 

Đường dây nóng 

 HÀ NỘI: 
Tel: 04-9230915
0904110444

 TP.HCM: 
Tel: 08-8230017
08-8294279

Giá cả   
 Vàng

765.000

 USD

15.780

 EUR

19.350

 AUD

11,118

 CNY

1.910

 VNIndex

224,44

 Thời tiết 

 75 NĂM CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM VÀ BÁO LAO ĐỘNG

LĐ số 226 Ngày 13.08.2004 Cập nhật: 08:27:34 - 13.08.2004

Số báo Lao Động đầu tiên ra đời ở ngõ Thông Phong

Ngay sau khi thành lập, BCH Công hội Đỏ Bắc Kỳ (CHĐBK) nhận thấy cần có một tờ báo của người lao động, và quyết định xuất bản tờ báo mang tên Lao Động. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - người phụ trách  BCH lâm thời CHĐBK - và một uỷ viên BCH CHĐBK - đồng chí Trần Hồng Vận (sau 1945 có tên Trần Học Hải) là hai người đầu tiên trực tiếp tham gia làm báo Lao Động.

Toà soạn đầu tiên ra báo Lao Động là một căn nhà ở ngõ Thông Phong (phố Hàng Bột, Hà Nội), phía sau căn nhà này có đường thông ra hồ Giám của Văn Miếu. Các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Hồng Vận đã làm một cái lều trên cù lao um tùm cây cối, làm nơi ẩn náu và sơ tán tài liệu, dụng cụ in ấn khi có động.

Năm 1983, đồng chí Trần Học Hải đã đến thăm Toà soạn Báo Lao động, 51 Hàng Bồ, Hà Nội. Nhân chứng lịch sử duy nhất, người trực tiếp tham gia làm những số báo Lao Động đầu tiên đã kể lại những câu chuyện thú vị.

Ông Vận kể: "Số 1 báo Lao Động ra ngày 14.8.1929, đúng nửa tháng sau hội nghị thành lập TCHĐBK.Nơi làm báo là nhà chị Vinh, có em gái là Hồng, em trai là Hiển. Cậu Hiển đẹp trai, tính tình điềm đạm... biết giữ bí mật. Làm báo thời đó tuy đơn giản nhưng cũng rất lỉnh kỉnh. Nào là giấy mua về cất giấu ở đâu, rồi là khay, đất sét, chỗ phơi phóng, nơi viết bài, nơi trình bày rất dễ bị lộ. Ngoài Vinh còn có một nữ đồng chí xinh đẹp tên là Vân. Vân chữ đẹp, giúp tôi làm công việc ấn loát nghĩa là chép bài lên giấy làm bản in trên đất sét... Dùng đất sét lấy ở ao Ngọc Hà, đem về còn phải lắng, lọc cho thật mịn rồi mới đóng thành khuôn in. Định in mỗi lần 40 bản, nhưng chỉ được 25 bản chữ đã bắt đầu mờ... Mỗi khuôn chữ chép bằng mực tím đặc, áp lên mặt đất sét để 10 phút rồi mới bóc, sau đó in từng tờ. In xong, vận chuyển đến chùa Hương Tuyết ở phố Bạch Mai, phát hành ở đây. Phát hành viên là các bà, các chị buôn thúng bán mẹt, chạy hàng trên tàu hoả. Báo Lao Động phát hành cùng với Báo Búa Liềm của Đảng, xếp trong thúng hai đáy đưa về Sơn Tây, Phủ Lý, Hải Phòng, Thái Bình, Hòn Gai. Tôi phát hành báo về quê Hải Dương...

Một số đồng chí đi hoạt động cách mạng còn đem báo Lao Động vào Sài Gòn, một số tỉnh miền Trung, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, như đồng chí Nguyễn Công Miều - tức Lê Văn Lương - cuối năm 1929 đã đem theo 60 tờ Lao Động vào phân phát cho các Công hội Sài Gòn - Chợ Lớn. Tờ Lao Động số 1 đầu tiên được trình bày đơn giản, ngắn gọn, đã thông báo cho công nhân, lao động về sự ra đời của tổ chức Tổng Công hội. Báo đã kêu gọi công nhân, lao động các nhà máy đoàn kết với nhau xây dựng cơ sở công hội, đấu tranh chống bọn tư bản đế quốc.

Trong makét, dưới tên Báo Lao Động là hàng chữ "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại". Báo đã giới thiệu "Toàn kỳ đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Bắc Kỳ Lao động Liên hiệp Tổng Công hội" và anh B - tức Nguyễn Đức Cảnh - đã chủ trì đại hội.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp phụ trách mọi công việc của báo, chuyên viết những bài chính, xã luận, và duyệt tổng thể nội dung. Còn đồng chí Trần Học Hải làm công tác hành chính, viết bài, phát hành, chuyên viết bài đưa tin đấu tranh của công nhân trong nước, dịch tin từ tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc. Nữ đồng chí Vân  sửa bản in, viết một số tin ngắn...

Những số báo Lao Động đầu tiên xuất hiện đã giới thiệu cho thế giới biết về sự ra đời của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ. Báo đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào yêu nước, mở đầu cho việc ra đời nhiều tờ báo khác của giai cấp công nhân, của Tổ chức Công hội ở nhiều nơi. Tư liệu Báo Lao Động
Trở về   Gửi tin   Bản để in   Ý kiến bạn đọc


TIN, BÀI ĐÃ ĐƯA
TÌM KIẾM
TELEX VNI
CHUYÊN ĐỀ
Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới
Lao động Việt Nam ở nước ngoài
Bài dự thi viết về công nhân, công đoàn
Tranh chấp lao động
CHUYÊN ĐỀ KHÁC

 ©2003 Lao Dong All Rights Reserved - Contact us: webmaster@laodong.com.vn