Philipp Rösler

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Philipp Rösler
Philipp Rösler năm 2012
Phó Thủ tướng Đức
Nhiệm kỳ
13 tháng 5 năm 2011 – 17 tháng 12 năm 2013
2 năm, 218 ngày
Thủ tướngAngela Merkel
Tiền nhiệmGuido Westerwelle
Kế nhiệmSigmar Gabriel
Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Liên bang Thụy Sĩ
Nhậm chức
1 tháng 9 năm 2021
Chủ tịch nướcNguyễn Xuân Phúc
Võ Thị Ánh Xuân (quyền)
Võ Văn Thưởng
Đại sứLê Linh Lan
Bộ trưởng kinh tế và công nghệ liên bang
Nhiệm kỳ
1 tháng 9 năm 2011 – 17 tháng 12 năm 2013
2 năm, 219 ngày
Tiền nhiệmRainer Brüderle
Kế nhiệmSigmar Gabriel
Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (FDP)
Nhiệm kỳ
13 tháng 5 năm 2011 – 7 tháng 12 năm 2013
2 năm, 208 ngày
Tiền nhiệmGuido Westerwelle
Kế nhiệmChristian Lindner
Bộ trưởng Y tế Liên bang
Nhiệm kỳ
28 tháng 10 năm 2009 – 12 tháng 5 năm 2011
1 năm, 196 ngày
Tiền nhiệmUlla Schmidt
Kế nhiệmDaniel Bahr
Bộ trưởng kinh tế, lao động, giao thông của bang Niedersachsen
Nhiệm kỳ
18 tháng 2 năm 2009 – 22 tháng 10 năm 2009
246 ngày
Tiền nhiệmWalter Hirche
Kế nhiệmJörg Bode
Thông tin cá nhân
Sinh24 tháng 2, 1973 (51 tuổi)
Khánh Hưng, Ba Xuyên, Việt Nam Cộng Hoà
Quốc tịchĐức
Đảng chính trịFDP
Phối ngẫuWiebke Rösler, bác sĩ
Con cáihai con gái sinh đôi Grietje và Gesche, 2008.
Cư trúHannover
Alma materĐại học Y khoa Hannover
Nghề nghiệpBác sĩ
Websitephilipp-roesler.de

Tiến sĩ Philipp Rösler (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973[fn 1] tại Khánh Hưng, Ba Xuyên nay là Sóc Trăng, miền Nam Việt Nam) là một chính trị gia Đức, cựu chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (FDP), cựu phó thủ tướng Đức. Vào tháng 02 năm 2014, ông là giám đốc điều hành, thành viên hội đồng quản trị của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Cologny, Thụy Sĩ.

Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Rösler vốn là một Người Đức gốc Việt sinh tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng), Việt Nam Cộng Hoà,[1][2] không rõ cha mẹ, không rõ họ tên gốc và được nuôi trong một viện mồ côi Công giáo do các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Portieux tại Sóc Trăng coi sóc.[3][4] Khi được 9 tháng tuổi, ông được một cặp vợ chồng người Đức vốn đã có hai con gái nhận nuôi và đặt tên là Philipp Rösler. Cha mẹ nuôi của ông ly dị khi ông 4 tuổi và sau đó ông sống với cha là một quân nhân.[5][6] Có thể nói người cha này đã ảnh hưởng rất lớn đến một phần tính cách và sự nghiệp của cuộc đời Rösler. Ông trưởng thành tại Hamburg, BückeburgHannover, nơi ông tốt nghiệp trường trung học Lutherschule với hạng A.[7] Sau đó, ông gia nhập quân đội Đức và được đào tạo thành sĩ quan quân y nhưng về sau được miễn nhiệm vụ để theo học tại trường Đại học Y khoa Hannover. Năm 1999, ông thực tập Y khoa tại Bệnh viện Các lực lượng vũ trang Liên Bang ở Hamburg. Năm 2002, ông nhận được học vị tiến sĩ Y khoa. Sau khi hết thời hạn cam kết 16 năm của mình, Rösler rời quân đội như một bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật.

Philipp Rösler không cảm thấy phải tìm kiếm nguồn gốc của mình và tự xem mình là một người Đức Công giáo.[8] Năm 2006, theo lời thúc giục của vợ, ông lần đầu tiên thăm Việt Nam, nơi ông sinh ra, nhưng ông nói rằng ông chỉ có mối liên hệ tình cảm hạn chế với nước này.[5]

Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Philipp Rösler tại một hội nghị của FDP

Từ năm 1992, Rösler trở thành một thành viên của Đảng Dân chủ Tự do (Freie Demokratische Partei-FDP) và các tổ chức chính trị thanh niên. Ông là thư ký của FDP tại tiểu bang Niedersachsen từ năm 2000 cho đến năm 2004. Từ năm 2001 đến năm 2006, Rösler là một thành viên trong hội đồng khu vực của Hannover, nơi ông cũng đã được làm phó chủ tịch nhóm nghị sĩ của Đảng trong nghị viện.

Tháng 5 năm 2005, Rösler được bầu làm quan sát viên của Ban chấp hành toàn liên bang của FDP với hơn 95% số phiếu, kết quả tốt nhất trong lịch sử đảng FDP. Tại hội nghị của FDP vào tháng 3 năm 2006, Rösler được bầu làm chủ tịch FDP tại tiểu bang Hạ Saxony. Ông thay thế Walter Hirche, chủ tịch hơn 12 năm của FDP tại Niedersachsen vừa mới từ chức. Tháng 4 năm 2008, Rösler chính thức trở thành chủ tịch FDP tại Niedersachsen với 95% số phiếu.

Tháng Sáu 2007, tại hội nghị bên liên bang đảng FDP, Rösler được tái bầu làm thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tháng sau, ông được bầu để trở thành ứng cử viên đảng FDP trong cuộc bầu cử nghị viện tại bang Niedersachsen sẽ được tổ chức vào tháng 1 năm 2008. Trong cuộc bầu cử đó, ông đã nhận được 10,9% số phiếu tại vùng bang nhà của mình là Hannover-Döhren. Từ năm 2003 ông là lãnh đạo phe FDP trong hội đồng lập pháp của Niedersachsen. Ngày 18 tháng 2, Rösler được bổ nhiệm làm bộ trưởng kinh tế, lao động và giao thông vận tải[9] kiêm nhiệm phó thủ hiến của bang Niedersachsen.

Trong tháng 10 năm 2009, Rösler kế nhiệm Ulla Schmidt làm Bộ trưởng Bộ Y tế Đức trong nội các của bà Angela Merkel.[10] Ông trở thành bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức vào thời điểm nhậm chức vụ này cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.[11][12] Rösler được chỉ định kế nhiệm Guido Westerwelle làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) và phó thủ tướng Đức.[13]

Ngày 13 tháng 5 năm 2011 ông được Đại hội Đảng bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) và trở thành phó thủ tướng Đức.[14][15][16][17] Rösler lên làm chủ tịch của FDP khi đảng này đang trong thời kì vô cùng khó khăn với số phiếu tín nhiệm chỉ được gần 1,4% so với thời kì đỉnh cao là 14,5% (Nếu theo thông thường mà nói thì đảng này sẽ bị tan rã). Việc ông lên nắm quyền là một tia hi vọng mới cho đảng này nói riêng và cộng đồng người nước ngoài ở Đức nói chung.

Vào ngày 23 tháng 9 năm 2013, Rösler chính thức từ chức chủ tịch đảng, sau khi đảng FDP lần đầu tiên không đạt được mức rào cản 5 % toàn số phiếu để có thể có đại biểu trong quốc hội liên bang. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2013, Christian Lindner được bầu làm chủ tịch đảng thay thế ông.

Trong một cuộc phỏng vấn mới nhất với tờ báo Welt am Sonntag, Rösler đã tuyên bố chính thức, là sẽ từ bỏ các hoạt động chính trị để tập trung vào trách nhiệm mới.[18]

Sự nghiệp sau đó[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 12 năm 2013, báo chí loan báo là Rösler, cựu bộ trưởng Kinh tế, đã tìm được việc làm mới. Ông và gia đình sẽ rời khỏi nước Đức chuyển sang sống tại Genf (Thụy Sĩ). Ở đây, ông sẽ cùng làm việc những người khác trong nhóm quản trị Diễn đàn Kinh tế thế giới.[19][20][21] Vào tháng 01 năm 2014, Philipp Rösler trở thành Giám đốc quản lý của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Thụy Sĩ.[22]

Ngày 15 tháng 3 năm 2019, Philipp Rösler đã nhận lời mời của VinaCapital Ventures tại Việt Nam, trở thành Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures chuyên đầu tư vào công nghệ và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ông chính thức trở về Việt Nam làm việc.[23] Ông cũng gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thăm một số doanh nghiệp lớn như VinFast.

Tháng 9 năm 2021, Philipp Rösler trở thành Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ.[24][25][26]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là một người Công giáo La Mã,[27] và một thành viên Hội đồng của Ủy ban Trung ương của người Công giáo Đức. Ông đã kết hôn với Wiebke Rosler,[8] cũng là một bác sĩ, từ năm 2003. Hai vợ chồng có bé gái song sinh, Grietje và Gesche, sinh năm 2008.[11][28]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Karnevalsorden (huy chương Karnevals) cấp humoris causa của hội Funkenartillerie Blau-Weiß vùng Döhrener.[29]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chính xác ngày sinh của ông chưa được biết, 24 tháng 2 năm 1973 là ngày sinh trên giấy tờ.Philipp Rösler kennt seinen Geburtstag nicht Lưu trữ 2014-01-10 tại Wayback Machine

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Von Jurgen Damsch (ngày 1 tháng 11 năm 2009). “Erinnern Sie sich an diesen Waisenjungen, Schwester?”. Bild. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ “Abgeordnete - Niedersächsischer Landtag”. Landtag-niedersachsen. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  3. ^ Phó Thủ tướng Philipp Rösler thăm Việt Nam
  4. ^ “Our guest on 08.02.2009 Philipp Rösler, Politician and Doctor”. Deutsche Welle. ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ a b “Our guest on 08.02.2009 Philipp Rösler, Politician and Doctor”. Deutsche Welle. ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
  6. ^ “Philipp Rösler: From Vietnamese orphanage to vice chancellor”. The Local. ngày 10 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  7. ^ “Diversity in Germany's cabinet”. German Missions. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  8. ^ a b Von R. Beeg, M. Betz, A. Hellemann và M. Niehus (ngày 25 tháng 10 năm 2009). “Vom Waisenkind zum Gesundheitsminister”. Bild. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Blitzkarriere an der Leine 24. Oktober 2009 handelsblatt.com
  10. ^ Neuer Gesundheitsminister Rösler, 24. Oktober 2009, Spiegel online
  11. ^ a b Người gốc Việt làm bộ trưởng trẻ nhất trong nội các Đức
  12. ^ “German Parties Agree on New Coalition”. Der Spiegel. ngày 24 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  13. ^ FDP_Spitze entscheidet sich für Rösler Spiegel.de (tiếng Đức)
  14. ^ Gessat, Michael (ngày 13 tháng 5 năm 2011). “Vietnam-born doctor takes reins of German liberal party”. Deutsche Welle. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.
  15. ^ “Dr. Philipp Rösler”. Federal Ministry of Economics and Technology. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2013.
  16. ^ Gessat, Michael (ngày 13 tháng 5 năm 2011). “Vietnam-born doctor takes reins of German liberal party”. Deutsche Welle. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.
  17. ^ “Philipp Rösler neuer Vizekanzler” (bằng tiếng Đức). German government. ngày 18 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2011.
  18. ^ “Ex-FDP-Chef: Rösler schließt mit der Politik ab”. Deutsche Welle. ngày 13 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua văn bản “http://www.spiegel.de/politik/deutschland/philipp-roesler-kehrt-der-politik-den-ruecken-a-941081.html” (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  19. ^ Former German Vice-Chancellor and Economy Minister Philipp Rösler Joins World Economic Forum, World Economic Forum.
  20. ^ Adieu Deutschland - Grüezi Schweiz Tagesschau, 22.12.2013
  21. ^ “E: Philipp Rösler”. World Economic Forum. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2014.
  22. ^ “E: Philipp Rösler”. World Economic Forum. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2014.
  23. ^ https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47600517
  24. ^ Thuc, Minh (6 tháng 9 năm 2021). “Former German vice chancellor to become Vietnam's honorary consul to Switzerland”. Vietnam Investment Review (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  25. ^ Rösler, Philipp (6 tháng 9 năm 2021). “Thank you for the great honor. Particularly in the year of the celebration of the 50th anniversary of diplomatic relationships between #Vietnam and #Switzerland”. Twitter (bằng tiếng Anh).
  26. ^ Thục Minh. “Cựu Phó thủ tướng Đức làm Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ”. VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  27. ^ “D: Rösler und die Kirche”. Oecumene.radiovaticana. ngày 6 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  28. ^ Philipp Rösler - "Großen hilft die Politik, die Kleinen gehen pleite" Lưu trữ 2009-10-26 tại Wayback Machine, 17. Februar 2009, sueddeutsche.de
  29. ^ Felix Harbart: „Nur raus aus Berlin", in: Hannoversche Allgemeine Zeitung vom 15. Februar 2010, S. 14

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]