Vietnamese word game

We are very excited to introduce a vietnamese scrabble – type word game that we’ve been working on for the past couple of months:

Vietboard: https://www.vietboard.org/play/

The Vietnamese language is very complex, so the rack size has been increased from 7 to 8 tiles.

Here’s some advice to help you get started:

*Your first word must touch the star at the center of the board

*You can form words horizontally or vertically.

*If you’re playing on your phone, tap the score to view the game info where you can choose Vietnamese/English interface, the tileset, the bonuses layout or restart the game

*Click on the “i” icon to the right of each word to see its definition.

*The blank tile worth 1 point is the new space character — use it to form compound words like “O(space tile worth 1 point)BẾ” (Sep 05 update: increased space tile value from 1 to 10 points)

*The blank tile worth zero points is the standard joker/wildcard that allows you to use any letter.

*Swap out your tiles for new tiles if you’re stuck (though you will lose your turn).


*Try to play words off of the bonuses:


DL = double the letter points
DW = double the word’s total points
TL = triple the letter points
TW = triple the word’s total points

*Try to form multiple words in one play to boost your score.

Basic buttons:

Have fun!

Vietboard Team

Bún thang

Thang lại cần ăn cho thật nóng rẫy lên. Bún chần kỹ đơm ra từng bát rồi trứng tráng, giò thái chỉ, thịt gà băm với nấm hương, ruốc, tôm he, rau răm cũng băm nhỏ; giữa, một hai miếng trứng muối đỏ như hoa lựu: tất cả mọi thứ đó tạo thành một bức họa lập thể có những mầu sắc rất bạo mà lại ưa nhìn, trông vui mà lại quý.

Quý, nhưng mà làm cho thang ngon, nhất định là phải nhờ ở nước dùng nấu cách nào cho thật ngọt, mà đừng béo quá, lúc chan vào bát bún nóng cứ bỏng rẫy lên. Lúc đó, một chút mắm tôm cà cuống đệm vào làm tăng vị của thang lên đến cái mức ăn ngon gần như “không thể nào chịu được”, nhất là thỉnh thoảng ta lại đệm vào một miếng củ cải trắng nõn trắng nà, ngâm nước mắm tốt, nhai cứ ròn tanh tách.

(Quà bún – Vũ Bằng)

New feature: High scores

Clicking on the high scores icon will show the high scores table relevant to what level and bonus layout you’re currently playing

(Chạm vào biểu tượng “high scores”, bạn sẽ thấy bảng xếp hạng tương ứng với cấp độ và sơ đồ điểm thưởng bạn đang chơi)

Every combination of level + bonus layout will have a separate top 10 list

(Mỗi sự kết hợp cấp độ chơi và sơ đồ điểm thưởng sẽ có bảng xếp hạng riêng biệt)


Clicking on individual scores in modal loads that session.

You’d get to see exactly what the gameboard looked like when you achieved the high score.

(Chạm vào điểm số trên bảng xếp hạng, bạn sẽ được xem lại bản lưu của trò chơi khi bạn đạt số điểm đó)

Những ngã tư và những cột đèn

Có bạn nhắn tin hỏi tại sao từ ”iên” không được chấp nhận khi chơi trên ô chữ Vietboard. Ồ, vậy chứ có từ ”iên” hả, không phải đó chỉ là nguyên âm kép, cần phải kết hợp với một phụ âm để tạo thành từ có nghĩa hay sao?

Bạn trả lời: “Hãy đọc lại NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN :D”

Đi trong phố thì dễ, đi trong đời khó hơn triệu lần. Đi trong thành phố, dù là thành phố lạ, rẽ vào ngã tư rất dễ. Ngã tư trong thành phố nào, cũng sờ sờ là ngã tư. Có rẽ nhầm, cũng quay lại được. Ngã tư trong đời khác, đời không cho quay lại, không có cách gì quay lại. Đời nghiệt ngã. Đời lằng nhằng, ngã tư đời do đó, lờ mờ và loằng ngoằng. Đời di động, ngã tư đời do đó di chuyển trong cuộc đời, không lúc nào iên.

Nói vui với bạn, thôi mình không phải bác Trần Dần nên cứ viết “yên” đi chứ đừng viết ”iên” không thì đời mình không thể nào ”yên” được :D.

Quay lại nói chuyện nghiêm túc, cho dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi quanh việc khi nào dùng I hay Y thì cũng có một số quy tắc nhất định đã được thống nhất (nguồn tham khảo: khoahocviet.info)

+13 phụ âm đầu đã thống nhất cách viết (B-, CH-, D-, Đ-, GH-, N-, NGH-, NH-, PH-, R-, TH-, TR-, X-): chỉ đi với -I, dù dấu thanh là gì, dù là từ Hán Việt hay thuần Việt

+8 phụ âm đầu có nhiều cách viết (H-, K-, L-, M-, QU-, S-, T-, V-): viết với -I trong từ này nhưng với -Y trong từ khác

+riêng chữ H: khi là phụ âm đơn riêng lẻ thì tồn tại nhiều cách viết với -I và -Y, nhưng khi tham gia vào phụ âm kép (CH-, GH-, NGH-, NH-, PH-, TH-) thì tất cả đều chỉ viết với -I.

Trong số 8 phụ âm đầu có viết với cả -I lẫn -Y, có:

+13 trường hợp chỉ viết với -I ở một số dấu thanh nhất định (Hì; Ki; Mi, Mỉ, Mí; Si , Sì, Sỉ; Vi, Vì, Vỉ, Ví, Vị), nhưng viết với cả -I lẫn -Y ở những dấu thanh khác

+28 trường hợp tồn tại hai cách viết với -I và -Y của cùng một từ, như “ca sỹ” = “ca sĩ”, “hi vọng” = “hy vọng”, “tỉ giá” = “tỷ giá”

Một chút thông tin tới bạn trước khi tôi tiếp tục đi loanh quanh những ngã tư trong sách ^^


Những ngã tư và những cột đèn – Trần Dần


Tôi lại đi. Tôi gặp những nốt chân. Trên những ngã tư khói. Chẳng lẽ tất cả đều nốt chân tôi? Nốt chân người rẽ ngả này: lát sau ôtô thế nào cũng xóa mất. Nốt chân người rẽ ngả kia: biết đâu nốt chân gặp vườn hoa. May rủi hóa ra đều nằm cả dưới đế giày. Để đế giày đưa tôi ra tận bờ sông. Tôi đi dọc bờ sông. Gió sông Hồng mới thật sự khủng khiếp. Tôi mà đi mãi thế này thế nào cũng hết bờ sông. Thế nào cũng rơi vào biển. Nhưng tôi không đi hết bờ sông. Không đi xem biển khói. Tôi quay lại tìm phố. Tôi nhớ: tôi đã rẽ nhầm một ngã tư. .. Ai đã rẽ nhầm một lần thì cứ nhầm mãi. Bởi vì ngã tư này nối ngã tư kia. Nhưng tại sao không thể đi ngược về ngã tư đầu? Tôi đi ngược bờ sông. Về phố. Tôi đi ngược phố. Về một ngã tư. Tôi lại gặp Bờ Hồ. Tôi lại đi đi. Bờ Hồ là cái ngả tròn tròn. Để tôi lại đi tròn tròn xung quanh tháp Rùa đêm. Tháp Rùa đêm nhập nhòa trong khói đêm. Tôi xòe diêm châm thuốc. Khói thốc bay đi. Lẫn vào phố khói. Tôi lại thoát khỏi Bờ Hồ tròn tròn. Bẵng một ngã tư. Những không phải ngã tư Hàng Khay. Ngã tư này nhiều cột đèn. Có những cột điện sáng đèn. Có những cột điện không đèn. Những cột đèn nối những cột đèn. Bằng những đường dây điện màu đen. Thành một mạng cột đèn. Cả mạng cột điện có nhiều đèn. Cả mạng cột điện có một mạng đèn. Mạng đèn soi soi mạng ngã tư. Không có đèn khó mà tới được ngã tư. Không có đèn thế nào cũng va vấp. Có khi ngã sái chân. Có đèn dễ đi. Dễ đi: nhưng vẫn có người vấp vẫn có người ngã. Người lầm phố. Vẫn có những tai nạn giao thông. Trong một kiếp người. Vẫn có những nhầm lẫn ngã tư cũng trong một kiếp người. Bởi vì chiếc xe ấy đã có thể rẽ nhầm ngã tư ấy. Và một người nhầm lẫn đã đến phố ấy trong buổi chiều ấy. Đã nhầm đúng vào giờ ấy. Tôi đưa tay lên sọ. Không phải vì đau đầu. Tôi lại dừng chân bên một ngã tư: tôi rụt rè không định rẽ ngả nào. Biết đâu rẽ ngã tư kia tôi không gặp gió độc? Biết đâu ngả nào không gió thổi? Tôi đưa tay lên sọ. Tôi đứng im: hình như giữa một ngã tư. Tôi không có cả một ai để bắt chước. Tôi đến dưới một cột điện sáng đèn. Nhưng tôi nghĩ lung tung rồi. Tôi giẫm phải bóng tôi trong phố. Bóng tôi đêm nay lúc nào cũng im. Không qua ngã tư: bóng im. Tôi qua ngã tư: bóng im. Rẽ ngả nào bóng cũng im. …. Tôi qua ngã tư Cửa Nam. Ngã tư Cửa Nam đầy khói. Để không thể đếm bao nhiêu nốt chân trên ngã tư. Ai đếm bao nhiêu nốt chân khôn dại. Bao nhiêu nốt chân vui buồn? Ai đếm những ngã tư đời láo nháo nốt chân. Láo nháo cột đèn láo nháo đèn? Đời tôi đã rẽ rồi. Như đã hạ nước cờ không sao đi lại được. Nhưng tại sao tôi cứ ám ảnh: cái ngã tư tại sao ấy. Tôi quên không được. Đi đi không được. Tôi ngồi bệt lề đường. Tôi là đàn ông: tôi không đau khổ. Nhưng tôi muốn khóc. Tôi là đàn ông: Tôi không khóc. Nhưng tôi đau khổ lắm. Tôi ngồi bệt mà nhìn láo nháo cột đèn. Láo nháo khói. Láo nháo hàng cây bên đường lá rụng. Tôi nghe gà gáy te te nội thành. Chỗ tôi ngồi không xa có vườn hoa Canh Nông. Tôi lảo đảo dậy: tôi đi tìm vườn hoa Canh Nông. Tôi vào vườn hoa. Tôi ngồi ghế đá. Ghế đá lạnh. Gà gáy te te. Phố bắt đầu mất khói. Vườn hoa cũng bắt đầu hết khói. Là rạng đông rồi. Tôi không mệt. Buồn ngủ cũng không. Tôi đã nói rồi: tôi đi thấu sáng. Bây giờ tôi ngồi. Cùng với rạng đông. Trong một vườn hoa. …


Ngã tư láo nháo bộ hành, láo nháo xe cộ và cột đèn. Tôi thấy khó thật. Đi trong phố thì dễ, đi trong đời khó hơn triệu lần. Đi trong thành phố, dù là thành phố lạ, rẽ vào ngã tư rất dễ. Ngã tư trong thành phố nào, cũng sờ sờ là ngã tư. Có rẽ nhầm, cũng quay lại được. Ngã tư trong đời khác, đời không cho quay lại, không có cách gì quay lại. Đời nghiệt ngã. Đời lằng nhằng, ngã tư đời do đó, lờ mờ và loằng ngoằng. Đời di động, ngã tư đời do đó di chuyển trong cuộc đời, không lúc nào iên.

Tôi yêu tiếng nước tôi…

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi

Ý tưởng làm một trò chơi ghép chữ tiếng Việt đến trong lúc chúng tôi đang chơi Scrabble tiếng Anh và tự hỏi liệu có trò chơi tương tự trong tiếng Việt không. Sau nhiều lần tìm kiếm mà không có kết quả, chúng tôi nghĩ hay mình tự làm xem sao. Mặc dù hiện nay bạn chỉ có thể chơi với máy, trong tương lai chúng ta có thể chơi trực tuyến với nhau, hẳn là sẽ vui hơn rất nhiều 🙂

Khi bắt tay vào làm, một trong những khó khăn của chúng tôi là tìm cách để tạo những từ ghép trong tiếng Việt. Nếu chỉ sử dụng từ đơn sẽ đơn giản hơn, nhưng trong tiếng Việt rất nhiều từ đơn chỉ có ý nghĩa khi xuất hiện trong từ ghép mà không có nghĩa khi đứng một mình. Mảnh không có chữ giá trị 10 điểm được thêm vào đã giải quyết vấn đề này, bạn sử dụng nó thay cho dấu cách để tạo thành từ ghép.

Việc tính toán tần suất xuất hiện của các chữ cái sao cho phù hợp cũng không dễ dàng với bảng đầy đủ 89 chữ cái trong tiếng Việt, gấp 4 lần số lượng chữ cái trong tiếng Anh. Ngoài ra, việc rà soát lại từ điển liên kết với trò chơi cũng là một vấn đề không nhỏ, và chúng tôi vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Khởi đầu chỉ là để chơi ghép chữ bằng tiếng Việt cho vui, nhưng sau khi nhờ một số bạn nhỏ đang học tiểu học và các bạn nước ngoài đang học tiếng Việt trên Duolingo chơi trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi nghĩ Vietboard có thể giúp bạn học từ vựng tiếng Việt hoặc kiểm tra lại vốn từ của mình. Vì thế, việc rà soát lại từ điển càng trở nên cần thiết hơn. Sẽ có những từ còn thiếu định nghĩa tiếng Anh cần bổ sung, những từ bạn thường dùng nhưng được thông báo là không có trong từ điển… Chúng tôi sẽ rất vui nếu nhận được phản hồi từ các bạn.

Chúng tôi cũng loại bỏ một số từ thông tục hoặc từ lóng ra khỏi từ điển. Mong trò chơi nhỏ của chúng tôi có thể giúp bạn nhớ lại nhiều từ đẹp đẽ trong tiếng Việt mà đôi khi chúng ta đã quên, khi chúng ta đã quá quen với việc dùng ngôn ngữ phổ biến trên mạng thay thế cho tiếng Việt chuẩn mực và trong sáng.

Ô chữ tiếng Việt

Trò chơi ghép chữ tiếng Việt theo kiểu Scrabble:

https://www.vietboard.org/play

Nếu bạn đang sử dụng điện thoại, hãy chạm vào số điểm để chọn giao diện trò chơi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh cũng như cấp độ bạn muốn chơi, kiểu chữ (tileset), kiểu sơ đồ điểm thưởng (bonuses layout) hoặc xem định nghĩa của các từ đã chơi, hoặc khởi động lại trò chơi khi cần.

 

+Kéo và thả chữ trong khay vào bảng để ghép thành từ có nghĩa

+Từ đầu tiên phải đi qua ngôi sao ở chính giữa bảng

+Thẻ trắng không có chữ giá trị 1 điểm được dùng để tạo từ ghép (Cập nhật ngày 05/09: tăng giá trị từ 1 điểm lên 10 điểm). Ví dụ: O(thẻ trắng 10 điểm)BẾ = O BẾ

+Thẻ trắng không có chữ giá trị 0 điểm được tính là bất kì chữ nào bạn lựa chọn

+Sử dụng những chữ có sẵn để tạo ra từ mới bằng cách thêm chữ vào theo chiều ngang HOẶC dọc.

+Đổi chữ khi bạn không có cách nào đi tiếp và chấp nhận mất một lượt đi

+Đặt chữ vào các ô bonus để tăng điểm

DL (Double Letter): Khi đặt chữ vào ô này, điểm của chữ sẽ được nhân đôi

TL (Triple Letter): Khi đặt chữ vào ô này, điểm của chữ sẽ được nhân ba

DW (Double word): Khi đặt chữ vào ô này, điểm của từ được tạo thành bởi chữ này sẽ được nhân đôi

TW (Triple word): Khi đặt chữ vào ô này, điểm của từ được tạo thành bởi chữ này sẽ được nhân ba

Các nút bấm cơ bản