(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ung thư phổi” – Wikipedia tiếng Việt

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ung thư phổi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 3 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8.6
Tnhx8310 (thảo luận | đóng góp)
Tính năng gợi ý liên kết: 3 liên kết được thêm.
Dòng 22:
Phương pháp phòng bệnh là tránh các nhân tố nguy cơ như khói thuốc và không khí ô nhiễm.<ref name=NCI2015Pre>{{chú thích web|title=Lung Cancer Prevention–Patient Version (PDQ®)|url=http://www.cancer.gov/types/lung/patient/lung-prevention-pdq#section/_12|website=NCI|access-date =ngày 5 tháng 3 năm 2016|date=ngày 4 tháng 11 năm 2015}}</ref> Việc điều trị và kết quả lâu dài phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh (mức độ lây lan của khối u), và sức khỏe của người bệnh.<ref name="Merck"/> Đa số trường hợp là không thể chữa khỏi.<ref name=NCI2016Pt/> Các phương pháp chữa trị phổ biến gồm có [[phẫu thuật]], [[hóa trị liệu|hóa trị]] và [[xạ trị]].<ref name="Merck"/> Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ đôi khi áp dụng phương pháp phẫu thuật, còn với ung thư phổi tế bào nhỏ thì hóa trị và xạ trị thường đạt hiệu quả tốt hơn.<ref>{{chú thích sách | last=Chapman | first=S |author2=Robinson G |author3=Stradling J |author4=West S | title=Oxford Handbook of Respiratory Medicine | edition=2nd | chapter=Chapter 31 | publisher=Oxford University Press | year=2009 | isbn=978-0-19-954516-2 }}</ref>
 
Tính trên phạm vi toàn thế giới trong năm 2012, số ca mắc ung thư phổi là 1,8 triệu, trong đó 1,6 triệu người đã tử vong.<ref name=WCR2014Chp5.11>{{chú thích sách|title=World Cancer Report 2014|date=2014|publisher=World Health Organization|isbn=9283204298|pages=Chapter 5.1}}</ref> Điều này làm cho ung thư phổi là loại ung thư khiến số nam giới tử vong là cao nhất và số nữ giới tử vong là cao thứ nhì sau [[ung thư vú]].<ref name=WCR2014Epi>{{chú thích sách|title=World Cancer Report 2014|date=2014|publisher=World Health Organization|isbn=9283204298|pages=Chapter 1.1}}</ref> Độ tuổi chẩn đoán thường gặp nhất là 70.<ref name="SEER"/> Tại Mỹ, 17,4% số bệnh nhân sống sót sau năm năm kể từ thời điểm xác định mắc bệnh,<ref name="SEER">{{chú thích web | title=Surveillance, Epidemiology and End Results Program | url=http://seer.cancer.gov/statfacts/html/lungb.html | website=National Cancer Institute | access-date =5 Mar 2016}}</ref> còn đối với những [[nước đang phát triển]] kết quả về mặt trung bình là kém hơn.<ref name=Maj2009>{{chú thích sách|last=Majumder|first=edited by Sadhan|title=Stem cells and cancer|year=2009|publisher=Springer|location=New York|isbn=978-0-387-89611-3|page=193|url=https://books.google.com/books?id=HaErOupWnO0C&pg=PA193|edition=Online-Ausg.}}</ref>
 
==Dấu hiệu và triệu chứng==
Dòng 34:
Tùy thuộc vào loại khối u, hội chứng cận ung thư (paraneoplastic syndrome) có thể là dấu hiệu thu hút sự chú ý ban đầu đến căn bệnh.<ref name="Honnorat">{{Chú thích tạp chí | last=Honnorat | first=J | author2=Antoine JC | title=Paraneoplastic neurological syndromes | journal=Orphanet Journal of Rare Diseases | volume=2 | page=22 | publisher=BioMed Central | date=May 2007 | url=http://www.ojrd.com/content/2/1/22 | pmid=17480225 | doi=10.1186/1750-1172-2-22 | pmc=1868710 | issue=1 | url-status=live | archiveurl=https://web.archive.org/web/20070927213613/http://www.ojrd.com/content/2/1/22 | archivedate=ngày 27 tháng 9 năm 2007 | df=dmy-all }}</ref> Đối với ung thư phổi, những hiện tượng này có thể bao gồm chứng [[tăng calci huyết]], [[hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu không phù hợp]] (SIADH, nước tiếu đậm đặc và máu loãng một cách bất thường), [[hormon vỏ thượng thận]] (ACTH) sản xuất lệch vị trí, [[hội chứng nhược cơ Lambert–Eaton]] (cơ bắp yếu đi do [[rối loạn tự miễn dịch]]). Các khối u trên đỉnh phổi, biết đến với tên gọi [[khối u Pancoast]], có thể xâm lấn [[hệ thần kinh giao cảm]], dẫn tới [[hội chứng horner]] (sụp mí mắt và co đồng tử cùng bên) và gây tổn hại đến [[đám rối thần kinh cánh tay]] (brachial plexus).<ref name="Harrison"/>
 
Phần lớn các triệu chứng của ung thư phổi (chán ăn, sụt cân, sốt, mệt mỏi) là không đặc biệt.<ref name="Holland-Frei78"/> Đối với nhiều người, vào thời điểm họ phát hiện ra những dấu hiệu bệnh tật và đi tìm sự chăm sóc y tế, khối u đã lan ra ngoài địa điểm khởi phát.<ref name="ajcc">{{chú thích sách | author=Greene, Frederick L. | title=AJCC cancer staging manual | url=https://archive.org/details/ajcccancerstagin0000unse | publisher=Springer-Verlag | location=Berlin | year=2002 | pages= | isbn=0-387-95271-3 |oclc= |doi= |access-date =}}</ref> Các triệu chứng có thể báo hiệu quá trình di căn đã xuất hiện bao gồm sụt cân, đau xương và các triệu chứng về thần kinh ([[đau đầu]], ngất xỉu, co giật, yếu chi).<ref name="Harrison"/> Những địa điểm khối u lan sang thường gặp đó là não, xương, [[tuyến thượng thận]], lá phổi còn lại, gan, [[màng ngoài tim]], và [[thận]].<ref name="ajcc"/> Khoảng 10% số ca ung thư phổi không thấy những triệu chứng khi chẩn đoán, những trường hợp này bệnh tình cờ phát hiện nhờ việc chụp X quang ngực định kỳ.<ref name="Collins"/>
 
==Nguyên nhân==
Dòng 91:
Chiếu chụp lồng ngực bằng tia X là một trong những bước khảo sát đầu tiên nếu người bệnh thông báo các triệu chứng có thể là của ung thư phổi. Việc làm này có thể tiết lộ một [[trung thất]] khuếch trương dễ quan sát, tình trạng [[xẹp phổi]], [[viêm phổi]] hoặc [[tràn dịch màng phổi]].<ref name="Merck"/> Ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) thường được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về loại bệnh và mức độ bệnh. [[Nội soi phế quản]] hoặc làm [[sinh thiết]] theo chỉ dẫn CT thường được dùng để lấy mẫu khối u phục vụ cho việc khám nghiệm mô ([[mô bệnh học]]).<ref name="Collins" />
 
Ung thư phổi thường xuất hiện với hình ảnh một [[nốt phổi đơn độc]] (SPN) trên ảnh X quang chụp lồng ngực. Tuy nhiên, phạm vi [[chẩn đoán phân biệt]] là rộng. Dấu hiệu này cũng có ở nhiều loại bệnh khác như [[lao]], nhiễm nấm, ung thư di căn hay [[viêm phổi tổ chức hóa]]. Ngoài ra còn các nguyên nhân ít gặp hơn cũng làm xuất hiện nốt đơn độc ở phổi là [[u mô thừa]], [[nang phế quản]], [[u tuyến]], [[dị dạng động tĩnh mạch]], [[phổi biệt lập]], [[nốt thấp]], [[granulomatosis với polyangiitis]] (trước đây gọi là u hạt wegener), hoặc [[lymphoma]] (u lympho hay ung thư [[hạch bạch huyết]]).<ref>{{chú thích sách | last=Miller |first=WT | title=Fishman's Pulmonary Diseases and Disorders | publisher=McGraw-Hill | year=2008 | page=486 | edition=4th | isbn=0-07-145739-9 }}</ref> Ung thư phổi còn có thể được phát hiện một cách tình cờ ([[incidentaloma]]) nhờ quan sát thấy hình ảnh nốt phổi đơn độc trên ảnh X quang lồng ngực hoặc ảnh chụp cắt lớp vi tính thực hiện vì một lý do không liên quan.<ref name="Fishman1815">{{chú thích sách | last=Kaiser | first=LR | title=Fishman's Pulmonary Diseases and Disorders | publisher=McGraw-Hill | year=2008 | pages=1815–1816 | edition=4th | isbn=0-07-145739-9 }}</ref> Chẩn đoán xác định ung thư phổi dựa trên kết quả kiểm tra các mô đáng ngờ<ref name="Harrison" /> xét trong bối cảnh các đặc điểm lâm sàng và X quang.<ref name="Holland-Frei78" />
 
Các [[hướng dẫn thực hành lâm sàng]] (CPG) khuyên áp dụng việc giám sát nốt phổi thường xuyên.<ref name="ACCPandATSfive">{{Citation |author1 = American College of Chest Physicians |author1-link = American College of Chest Physicians |author2 = American Thoracic Society |author2-link = American Thoracic Society |date = September 2013 |title = Five Things Physicians and Patients Should Question |publisher = American College of Chest Physicians and American Thoracic Society |work = [[Choosing Wisely]]: an initiative of the [[ABIM Foundation]] |page = |url = http://www.choosingwisely.org/doctor-patient-lists/american-college-of-chest-physicians-and-american-thoracic-society/ |access-date = ngày 6 tháng 1 năm 2013}}</ref> Không nên lạm dụng việc chụp CT lâu dài hoặc thường xuyên hơn so với chỉ định bởi kéo dài thời hạn và mức độ sẽ làm con người phơi nhiễm với sự gia tăng bức xạ.<ref name="ACCPandATSfive1">{{Citation |author1 = American College of Chest Physicians |author1-link = American College of Chest Physicians |author2 = American Thoracic Society |author2-link = American Thoracic Society |date = September 2013 |title = Five Things Physicians and Patients Should Question |publisher = American College of Chest Physicians and American Thoracic Society |work = [[Choosing Wisely]]: an initiative of the [[ABIM Foundation]] |page = |url = http://www.choosingwisely.org/doctor-patient-lists/american-college-of-chest-physicians-and-american-thoracic-society/ |access-date = ngày 6 tháng 1 năm 2013 |url-status=live |archiveurl = https://web.archive.org/web/20131103063427/http://www.choosingwisely.org/doctor-patient-lists/american-college-of-chest-physicians-and-american-thoracic-society/ |archivedate = ngày 3 tháng 11 năm 2013 |df = dmy-all }}</ref>