(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lehman Brothers” – Wikipedia tiếng Việt

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lehman Brothers”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{Commonscat → {{thể loại Commons using AWB
Dòng 34:
 
== Quá trình phá sản ==
Những năm đầu của thập niên 2000, BNC Mortgage - một công ty con của Lehman Brothers - đã tích cực cho vay thứ cấp đối với các dự án nhà ở. Cuộc [[khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009|khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp]] đã làm công ty này thua lỗ nặng. Lehman Brothers đã quyết định đóng cửa công ty con này của mình vào tháng 8 năm 2007. Tuy nhiên không chỉ riêng BNC Mortgage mà cả tập đoàn Lehman Brother đều tích cực tham gia cho vay nhà ở thứ cấp. Việc chứng khoán hóa các khoản cho vay không gặp thuận lợi bởi lãi suất không hấp dẫn. Đến năm 2008, công ty lỗ nặng chưa từng thấy. Kết quả là riêng trong nửa đầu năm 2008, cổ phiếu của Lehman Brothers mất giá tới 70%.<ref>[http://www.nytimes.com/2008/08/29/business/29wall.html?em Jenny Anderson; Eric Dash (2008-08-ngày 29 tháng 8 năm 2008). "Struggling Lehman Plans to Lay Off 1,500", The New York Times. Truy cập 2008-08-ngày 29 tháng 8 năm 2008]</ref> Lòng tin của các nhà đầu tư tiếp tục giảm đi khi cổ phiếu của công ty mất giá thêm 50% vào ngày 9 tháng 9 và trước dấu hiệu Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không làm gì để cứu công ty tài chính này. Ngày 10 tháng 9, công ty tuyên bố đã thua lỗ 3,9 tỷ dollar Mỹ. Ngày 15 tháng 9, công ty đệ trình hồ sơ xin phá sản. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.<ref>[http://www.marketwatch.com/news/story/story.aspx?guid={2FE5AC05-597A-4E71-A2D5-9B9FCC290520}&siteid=rss "Lehman folds with record $613 billion debt". Marketwatch (2005-09-ngày 15 tháng 9 năm 2005). Truy cập 2008-09-ngày 15 tháng 9 năm 2008.]</ref>
 
== Chú thích ==