(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy Dạng Đế” – Wikipedia tiếng Việt

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy Dạng Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Thêm nội dung không nguồn Soạn thảo trực quan
Hồi sửa về bản sửa đổi 65296464 của Pokokichi2 (talk): Thêm toàn nội dung không nguồn kiểm chứng
Thẻ: Twinkle Lùi sửa
Dòng 122:
Em trai út của Dượng Đế là Hán Vương [[Dương Lượng]], đang làm Tổng quản Tĩnh châu, cai quản 52 châu phía bắc Hoàng Hà, từ khi thấy [[Dương Dũng]] và [[Dương Tú]] bị Dương Quảng hãm hãi, trong lòng rất lo lắng. Đến khi Văn Đế băng hà, Dượng Đế sai [[Khuất Đột Thông]] đến chỗ Dương Lượng báo tin. Dương Lượng biết rằng Dương Quảng chủ mưu, bèn theo lời khuyên của [[Vương Khuể]] và [[Tiêu Ma Ha]], cất quân làm phản, đuổi [[Khuất Đột Thông]] về Trường An. Thứ sử Lam châu [[Kiều Chung Quỳ]] và 19 châu đem quân hưởng ứng Dương Lượng, thanh thế rất lớn. Nghe tin Dương Lượng tạo phản, Dượng Đế sai Hữu Vệ Tướng quận Khâu Hòa làm Thứ sử Bồ Châu, trấn giữ Bồ Tân để đề phòng. Nhưng không bao lâu sau, Dương Lượng dùng kế chiếm được Bồ châu, [[Khâu Hòa]] phải chạy về Trường An. Nhân đà thắng lợi, [[Dương Lượng]] sai 3 vạn quân đánh tới Đại châu, nhưng sau đó bị đại bại. Đúng lúc này, Dương Quảng sai [[Dương Tố]] đem 5000 quân tinh nhuệ tập kích Bồ châu, giành thắng lớn. Dượng Đế bèn xuống chiếu phong Dương Tố làm Tĩnh Châu Đạo hành quân Tổng quản, Hà Bắc Đạo An phủ sứ, tiếp tục dẫn hơn vạn quân công đánh Dương Lượng. [[Lý Tử Hùng]] ở Bột Hải cũng đem quân hưởng ứng, liên tiếp đánh bại Dương Lượng. Lượng hoảng sợ, lại dẫn 10 vạn quân ra giao chiến với [[Dương Tố]] ở Hao Thạch, cũng bị thua phải lui về Thanh Nguyên. Sau cùng, Lượng bị Dương Tố bắt sống ở Tấn Dương<ref>[[Bắc sử]], [[:zh:s:きた/まき071|quyển 71]]</ref>. Dượng Đế không giết, nhưng giáng làm thứ nhân và giam vào ngục đến chết.
 
=== Xây thành Đông Đô, đào Đại Vận hà, tu trường thành ===
'''<big>Xác lập chế độ khoa cử là quốc sách</big>'''
 
Tùy Dạng Đế đã nhận thấy chế độ Sát cử của thời Hán và Cửu phẩm trung chính của thời Ngụy chỉ thích hợp với giai cấp qúi tộc, gây cản trở khiến cho nhân tài trong trăm họ không có cơ hội tiến thân, nhất là những người lao động nghèo lại càng không phải là đối tượng được sát cử. Nhà vua cũng nhân chân được phương pháp sát cử quá tùy tiện, không có một khuôn mẫu rõ ràng, không chọn được người có thực tài để giúp nước. Cuối cùng ông đã bất chấp các lề luật cũ và sự phản đối của giai cấp giai cấp quí tộc, ông mạnh dạn xuống chiếu thành lập khoa thi, mà đối tuợng dự thi gồm mọi người trong nước không phân biệt nghèo giàu, chỉ trừ những người có tội hoặc thân nhân làm kỹ nữ.
 
Theo lệnh của nhà vua khoa thi đựoc thực hiện, khoa tiến sĩ được tổ chức đầu niên hiệu Đại Nghiệp (605) là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Trung Quốc và cũng là khoa đầu tiên của học vị Tiến sĩ. Đây là buổi bình minh của khoa cử nên dĩ nhiên có nhiều thiếu sót, nhưng cũng phải công nhận rằng Tùy Dưỡng Đế là người đầu tiên biết dùng văn học và khoa cử để tuyển chọn nhân tài.
 
=== Xây thành Đông Đô, đào Đại Vận hà, tu trường thành ===
{{Bài chính|Đại Vận Hà}}
[[Tập tin:だい運河うんが.png|trái|thumb|200px|Bản đồ Đại Vận Hà.]]
Hàng 158 ⟶ 152:
 
Tháng 8, Đế đến Lâu Phiền quan, rồi đến Thái Nguyên, ra lệnh xây hành cung ở Tấn Dương. Thiết Lặc đem quân xâm phạm biên cương nhà Tùy, Dượng Đế sai tướng quân [[Phùng Hiếu]] từ Đôn Hoàng ra chống trả, Thiết Lặc phải xin hàng. Từ đó, các bộ tộc phương bắc đều quy phục và tiến cống cho nhà Tùy. Sau đó Dượng Đế về kinh.
 
Năm 607, quan viên nhà Tùy là [[Bùi Củ]] (裴矩) trở về sau khi thực hiện một chuyến vi hành các nước [[Tây Vực]], và do biết rằng Dạng Đế đang tìm kiếm các mục tiêu để tiến hành chinh phục, Bùi Củ đề xuất với Dạng Đế rằng các nước Tây Vực có rất nhiều châu báu và rằng sẽ dễ dàng thôn tính Thổ Dục Hồn. Do vậy, Dạng Đế bắt đầu tính đến việc tấn công Thổ Dục Hồn để mở ra con đường tơ lụa.
 
Năm 608, Bùi Củ đã thuyết phục các bộ tộc [[Đinh Linh|Thiết Lặc]] tấn công Thổ Dục Hồn, quân Thiết Lặc đại phá quân Thổ Dục Hồn. Mộ Dung Phục Doãn đưa các thần dân chạy về phía đông, vào Tây Bình quận (gần tương ứng với [[Tây Ninh, Thanh Hải|Tây Ninh]], [[Thanh Hải (Trung Quốc)|Thanh Hải]] ngày nay), khiển sứ thỉnh hàng cầu cứu Tùy Dạng Đế. Dạng Đế phái An Đức vương [[Dương Hùng (nhà Tùy)|Dương Hùng]] (楊雄) và Hứa công [[Vũ Văn Thuật]] (宇文うぶんじゅつ) đến tiếp ứng cho Mộ Dung Phục Doãn. Tuy nhiên, khi quân của Vũ Văn Thuật đến Lâm Khương thành, Mộ Dung Phục Doãn trở nên sợ hãi trước sức mạnh của quân Tùy và quyết định chạy trốn về phía tây. Vũ Văn Thuật dẫn binh truy kích, chiếm được hai thành Mạn Đầu và Xích Thủy, chém được trên 3000 thủ cấp, bắt được 200 quý tộc và 4.000 hộ Thổ Dục Hồn mới về. Mộ Dung Phục Doãn chạy về tây nam đến vùng núi tuyết hoang vu, đất cũ của Thổ Dục Hồn rộng 4000 lý theo chiều đông tây và 2000 lý theo chiều bắc nam rơi vào tay nhà Tùy.
 
Năm 609, Mộ Dung Phục Doãn đã dẫn quân thoát ra khỏi vùng núi tuyết và đoạt lại đất đai bị mất, sang tháng 5 ÂL, Dạng Đế thân chinh tấn công Thổ Dục Hồn. Quân của Dạng Đế mặc dù gặp những thất bại nhỏ song đã một lẫn nữa buộc Mộ Dung Phục Doãn phải chạy trốn, tái khẳng định quyền kiểm soát của Tùy đối với các vùng đất cũ của Thổ Dục Hồn. Có trong tay Mộ Dung Thuận, Dạng Dế phong người này làm khả hãn, dưới sự trợ giúp của Đại Bảo vương Ni Lặc Chu (あまらくしゅう), tiến về phía tây để cố nắm quyền kiểm soát đối với người Thổ Dục Hồn. Tuy nhiên, đến Tây Bình quận thì Ni Lặc Chu bị bộ hạ sát hại, và Mộ Dung Thuận lại trở về Tùy. Triều đình Tùy đặt 4 quận: Thiện Thiện, Thả Mạt, Tây Hải, Hà Nguyên để quản lý hành lang Hà Tây, đưa những tội nhân đến đày ở đất này.
 
Cùng năm 609, sau khi diệt Thổ Dục Hồn, Tùy Dạng Đế đến Trương Dịch chiêu kiến quân chủ các nước Tây Vực. Kết quả, quân chủ và đại thần của 27 nước Tây Vực đến dự yến, như Cao Xương vương [[Khúc Bá Nhã]].
 
Để thể hiện sự giàu có đầy đủ của quốc gia, vào [[tết Nguyên Tiêu]] năm 610, Tùy Dạng Đế ở đông đô cho biểu diễn nhạc vũ tạp kỹ chiêu đãi các thương nhân người Tây Vực, giữa đêm đốt đèn chiếu sáng như ban ngày, trăng lặn mới thôi. Đồng thời mời người Tây Vực uống rượu no say, người Tây Vực qua đó nhận thấy sự phô trương xa hoa quá độ của Tùy Dạng Đế cùng sự giàu có của nhà Tùy nên về sau càng ra sức tiến hành giao thương mậu dịch, nhờ đó triệt để mở ra con đường tơ lụa đã bị đóng lại hơn ba trăm năm từ thời Ngụy Tấn Nam - Bắc triều.
 
== Trị vì thời kì giữa ==