(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Hiệp ước bất bình đẳng – Wikipedia tiếng Việt

Hiệp ước bất bình đẳng

Hiệp ước bất bình đẳng là tên Trung văn của các điều ước Nhà Thanh ký kết với các nước phương Tây, Nga và Đại Nhật Bản trong thế kỷ 19 và 20, tất cả đều bị áp đặt sau khi Trung Quốc thua trận trong quân sự hoặc bị đế quốc nước ngoài đe dọa.

Hiệp ước bất bình đẳng
Tên tiếng Trung
Phồn thể不平等ふびょうどう條約じょうやく
Giản thể不平等ふびょうどうじょう
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
불평등 조약
Hanja
不平等ふびょうどう條約じょうやく
Tên tiếng Nhật
Kanji不平等ふびょうどう条約じょうやく
Kanaふびょうどうじょうやく

Thập niên 20, chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và phản đế nổi dậy, Quốc dân Đảng lẫn Cộng sản Đảng dùng khái niệm dị đẳng mà bày tỏ trải nghiệm mất chủ quyền giữa năm 1840 và 1950, sau gắn liền với "bách niên sỉ nhục" của Trung Quốc, đặc biệt các tô giới cho ngoại quốc thuê và mất tự trị thuế quan bởi các cảng điều ước.

Nhật Bản và Triều Tiên cũng sử dụng khái niệm để nói về vài hiệp ước làm mất chủ quyền ở vài mức độ.

Trung Quốc

sửa
 
Biếm họa chính trị Pháp năm 1898, Trung Quốc – bánh kem của các Vua và Hoàng đế, cho thấy Anh, Đức, Nga, Pháp và Nhật phân chia Trung Quốc
Tập tin:EightNationsCrime02.jpg
Liên quân Tám nước bên trong Cố cung, trong buổi lễ ăn mừng sau khi ký kết Điều ước Tân Sửu, 1901

Ở Trung Quốc, "hiệp ước bất bình đẳng" dùng lần đầu tiên đầu thập niên 20. Giáo sư Trung sử đương đại hiện đại Vương Đống (おう栋) nhận định "tuy từ lâu cụm từ đã dùng rộng rãi, nhưng vẫn thiếu định nghĩa sáng sủa rõ ràng" và "không có sự đồng ý về số hiệp ước Trung Quốc ký với nước ngoài nên coi là 'bất bình đẳng'."[1] Sử gia Từ Trung Ước giải thích Trung Quốc coi các hiệp ước là bất bình đẳng "bởi không được thương lượng dựa trên sự bình đẳng, bị áp đặt lên Trung Quốc sau các cuộc chiến, và vi phạm chủ quyền... biến Trung Quốc thành nước bán thuộc địa".[2] Sử gia Elizabeth Cobbs phản hồi viết, "Trớ trêu thay, các hiệp ước như vậy được kí kết cũng do Trung Quốc luôn ngần ngại khi cân nhắc bất kỳ điều ước nào, xem mọi nước như bé hèn thấp kém. Trung Quốc không muốn được bình đẳng."[3]

Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc buộc phải trả khoản bồi thường chiến tranh lớn, khai quan mở cảng cho ngoại thương, nhượng lại hay cho thuê lãnh thổ (như Ngoại Đông BắcNgoại Tây Bắc (bao gồm luôn Zhetysu) cho Nga, Hương CảngUy Hải Vệ cho Anh, Quảng Châu Loan cho Pháp, Quan Đông ChâuĐài Loan cho Nhật, Giao Châu Loan cho Đức và các tô giới ở Thiên Tân, Sa Diện, Hán Khẩu, Thượng Hải...), cũng như nhượng lại chủ quyền cho nước gây ảnh hưởng sau đe dọa quân sự. Thảo ước "bất bình đẳng" được ghi nhận sớm nhất là Thảo ước Xuyên Tị trong Chiến tranh Nha phiến lần đầu; hiệp ước "bất bình đẳng" đầu tiên giữa Trung Quốc và Anh là Hiệp ước Nam Kinh năm 1842. Sau khi Nhà Thanh thua trận, hiệp ước với Anh khai mở năm cảng cho nước ngoài buôn bán và cho phép các giáo sĩ truyền đạo lưu trú ở Trung Quốc. Ngoài ra, cư dân nước ngoài ở các thành phổ cảng không bị pháp chế Trung Quốc chi phối mà chịu sự quản lý của lãnh sự quán nước mình, gọi là pháp quyền trị ngoại.[4] Theo các hiệp ước, Anh và Hoa Kỳ thành lập Tòa án tối cao Anh cho Trung Nhật và Tòa án Mỹ cho Trung Quốc ở Thượng Hải.

Trung Quốc oán giận

sửa

Sau Thế chiến thứ nhất, tinh thần yêu nước ở Trung Quốc tập trung vào các điều ước, công nhận là "bất bình đẳng". Quốc dân Đảng lẫn Cộng sản Đảng cạnh tranh thuyết phục dân chúng phương pháp của họ sẽ có hiệu quả hơn.[4] Đức buộc phải chấm dứt quyền lợi, Liên Xô từ bỏ, Hoa Kỳ tổ chức Hội nghị Washington để thương lượng lại. Sau khi Tưởng Giới Thạch tuyên bố thành lập chính phủ mới năm 1927, các nước phương Tây thừa nhận ngoại giao đã khiến Nhật Bản lo lắng.[5] Chính phủ mới công bố Trung Quốc đã bị bóc lột trong hàng chục năm theo các hiệp ước bất đình đẳng, nay đã hết thời, yêu cầu thương lượng lại tất cả trên địa vị bình đẳng.[6] Tuy nhiên, phải hoãn lại bởi Nhật Bản đang bành trướng ở Trung Quốc.

Hầu hết các hiệp ước coi là bất bình đẳng bị bãi bỏ trong Chiến tranh Nhật–Trung, bắt đầu năm 1937, cấu thành một phần Thế chiến thứ hai. Quốc hội Mỹ chấm dứt pháp quyền ngoại trị tháng 12 năm 1943. Có vài ngoại lệ: hiệp ước về Hồng Kông duy trì hiệu lực cho đến cuộc chuyển giao năm 1997; năm 1969, Trung Quốc buộc phải tái khẳng định Điều ước Ái Hồn năm 1858 để cải thiện quan hệ Trung-Liên sau xung đột biên giới.

Nhật Bản và Triều Tiên

sửa

Khi hạm trưởng Mỹ Matthew Perry đến Nhật năm 1854, Hiệp ước Kanagawa được ký kết, nhưng không quan trọng lắm. Trọng đại hơn là Hiệp ước Harris năm 1858 do phái viên Townsend Harris thương lượng.[7]

Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên của Triều Tiên không phải với phương Tây, mà với Nhật Bản. Năm 1875, sự kiện Đảo Giang Hoa xảy ra, Nhật phái hạm trưởng Inoue Yoshika cùng chiến hạm Un'yō đi tỏ quân lực với Triều Tiên, buộc Triều Tiên phải ký Điều ước Nhật–Triều năm 1876 khai quan mở cảng cho Nhật.[8]

Các hiệp ước bất bình đẳng chấm dứt ở các thời điểm khác nhau cho hai nước. Chiến tranh Nhật–Thanh năm 1894-95 thuyết phục phương Tây rằng các điều ước không còn có thể thi hành với Nhật. Các hiệp ước của Triều Tiên với các nước châu Âu hầu hết mất hiệu lực năm 1910, khi bị Nhật Bản sát nhập.[9]

Danh sách hiệp ước kén chọn

sửa

Trung Quốc

sửa
Hiệp ước Năm Nước áp đặt
Tiếng Việt Tiếng Trung
Hiệp ước Nam Kinh 南京なんきん條約じょうやく 1842   Đế quốc Anh
Hiệp ước Hổ Môn とらもん條約じょうやく 1843
Hiệp ước Vọng Hạ ちゅうもち條約じょうやく 1844   Hoa Kỳ
Hiệp ước Hoàng Phố 條約じょうやく 1844   Đế quốc Thực dân Pháp
Hiệp ước Quảng Châu ちゅうみず廣州こうしゅう條約じょうやく 1847   Thụy Điển–Na Uy
Hiệp ước Kulja ちゅうにわか犁塔なんじともえ哈臺通商つうしょう章程しょうてい 1851   Đế quốc Nga
Hiệp ước Ái Hồn 璦琿條約じょうやく 1858   Đế quốc Nga
Hiệp ước Thiên Tân 天津てんしん條約じょうやく 1858   Đế quốc Thực dân Pháp,   Đế quốc Anh,   Đế quốc Nga,   Hoa Kỳ
Hiệp ước Bắc Kinh 北京ぺきん條約じょうやく 1860   Đế quốc Anh,   Đế quốc Thực dân Pháp,   Đế quốc Nga
Hiệp ước Yên Đài けむりだい條約じょうやく 1876   Đế quốc Anh
Hiệp ước Y Lê 條約じょうやく 1881   Đế quốc Nga
Hòa ước Thiên Tân ちゅうほう新約しんやく 1885   Đế quốc Thực dân Pháp
Hiệp ước Trung–Bồ ちゅう北京ぺきん條約じょうやく 1887   Vương quốc Bồ Đào Nha
Hiệp ước Mã Quan うませき條約じょうやく 1895   Đế quốc Nhật Bản
Mật ước Trung–Nga ちゅうにわか密約みつやく 1896   Đế quốc Anh
Chuyên ước Mở rộng Nhượng địa Hương Cảng Trung–Anh てんつぶせ香港ほんこんかいせんじょう 1898
Hiệp ước Quảng Châu Loan [fr] 廣州こうしゅうわん租界そかい條約じょうやく 1899   Đế quốc Thực dân Pháp
Hiệp ước Tân Sửu からしうし條約じょうやく 1901   Đế quốc Anh,   Hoa Kỳ,   Đế quốc Nhật Bản,   Đế quốc Nga,   Đế quốc Thực dân Pháp,   Đế quốc Đức,   Vương quốc Ý,   Đế quốc Áo–Hung,   Bỉ,   Tây Ban Nha,   Vương quốc Hà Lan
Hiệp ước Tây Mỗ Lạp 西にし姆拉條約じょうやく 1914   Đế quốc Anh
21 Điều じゅういちじょう 1915   Đế quốc Nhật Bản
Hiệp định Đường Cô 塘沽協定きょうてい 1933

Nhật Bản

sửa
Hiệp ước Năm Nước áp đặt
Tiếng Việt Tiếng Nhật
Hiệp ước Kanagawa 日米にちべい和親わしん条約じょうやく 1854[10]   Hoa Kỳ
Hiệp ước Hòa thân Nhật–Anh にちえい和親わしん条約じょうやく 1854[11]   Đế quốc Anh
Hiệp ước An Chính 安政あんせい条約じょうやく 1858[12]   Hoa Kỳ,   Vương quốc Hà Lan,   Đế quốc Nga,   Đế quốc Anh,   Đế quốc Thực dân Pháp
Hiệp ước Harris 日米にちべい修好しゅうこう通商つうしょう条約じょうやく 1858[13]   Hoa Kỳ
Hiệp ước Nhật–Anh にちえい修好しゅうこう通商つうしょう条約じょうやく 1858[14]   Đế quốc Anh
Hiệp ước Nhật–Phổ にち修好しゅうこう通商つうしょう条約じょうやく 1861[15]   Vương quốc Phổ
Hiệp ước Nhật–Áo にちおうおさむこう通商つうしょう航海こうかい条約じょうやく 1868[16]   Đế quốc Áo–Hung
Hiệp ước Nhật–Tây にち西にし修好しゅうこう通商つうしょう航海こうかい条約じょうやく 1868[17]   Vương quốc Tây Ban Nha

Triều Tiên

sửa
Hiệp ước Năm Nước áp đặt
Tiếng Việt Tiếng Hàn
Hiệp ước Nhật–Triều năm 1876 강화도 조약 (江華島こうかとう條約じょうやく) 1876[18]   Đế quốc Nhật Bản
Hiệp ước Triều–Mỹ 조미수호통상조약 (朝美あさみ修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1882[19]   Hoa Kỳ
Hiệp ước Nhật–Triều năm 1882 제물포 조약 (すみぶつうら條約じょうやく) 1882   Đế quốc Nhật Bản
Hiệp ước Triều–Thanh 조청상민수륙무역장정 (ちょうしんしょうみん水陸すいりく貿易ぼうえき章程しょうてい) 1882[20]   Đế quốc Thanh
Hiệp ước Triều–Đức 조독수호통상조약 (ちょうどく修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1883[21]   Đế quốc Đức
Hiệp ước Triều–Anh 조영수호통상조약 (ちょうえい修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1883[22]   Đế quốc Anh
Hiệp ước Triều–Nga 조로수호통상조약 (朝露あさつゆ修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1884[23]   Đế quốc Nga
Hiệp ước Triều–Ý 조이수호통상조약 (ちょう修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1884[24]   Vương quốc Ý
Hiệp ước Hán Thành 한성조약 (かんじょう條約じょうやく) 1885[25]   Đế quốc Nhật Bản
Hiệp ước Triều–Pháp 조불수호통상조약 (ちょうふつ修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1886[26]   Đế quốc Thực dân Pháp
Hiệp ước Triều–Áo 조오수호통상조약 (あさおく修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1892[27]   Đế quốc Áo–Hung
Hiệp ước Triều–Bỉ 조벨수호통상조약 (あさしろ修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1901[28]   Bỉ
Hiệp ước Triều–Đan 조덴수호통상조약 (あさひのと修好しゅうこう通商つうしょう條約じょうやく) 1902[29]   Vương quốc Đan Mạch
Nghị định thư Triều–Nhật 한일의정서 (かんにち議定ぎていしょ) 1904[30]   Đế quốc Nhật Bản[31]
Hiệp ước Triều–Nhật thứ nhất 제1차 한일협약 (だいいちかんにち協約きょうやく) 1904[32]   Đế quốc Nhật Bản[33]
Hiệp ước Triều–Nhật tháng 4 năm 1905 1905[34]   Đế quốc Nhật Bản[35]
Hiệp ước Triều–Nhật tháng 8 năm 1905 1905[36]   Đế quốc Nhật Bản[37]
Hiệp ước Triều–Nhật thứ hai
제2차 한일협약 (だいかんにち協約きょうやく)(을사조약 (おつ條約じょうやく)) 1905[38]   Đế quốc Nhật Bản[39]
Hiệp ước Triều–Nhật thứ ba 제3차 한일협약 (だいさんかんにち協約きょうやく)(정미조약 (丁未ていみ條約じょうやく)) 1907[40]   Đế quốc Nhật Bản
Hiệp ước Triều–Nhật năm 1910 한일병합조약 (かんにち倂合條約じょうやく) 1910[41]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Wang, Dong. (2005). China's Unequal Treaties: Narrating National History. Lanham, Maryland: Lexington Books. pp. 1–2. ISBN 9780739112083.
  2. ^ Hsu, Immanuel C. Y. (1970). The Rise of Modern China. New York: Oxford University Press. p. 239. ISBN 0195012402.
  3. ^ Cobbs, Elizabeth (2013). American Umpire. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. p. 111. ISBN 9780674055476.
  4. ^ a b Dong Wang, China's Unequal Treaties: Narrating National History (Lanham, Md.: Lexington Books, 2005).
  5. ^ Akira Iriye, After Imperialism: The Search for a New Order in the Far East, 1921–1931 (Cambridge: Harvard University Press, 1965; Reprinted: Chicago: Imprint Publications, 1990), passim.
  6. ^ “CHINA: Nationalist Notes”. TIME. ngày 25 tháng 6 năm 1928. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
  7. ^ Michael R. Auslin (2006). Negotiating with Imperialism: The Unequal Treaties and the Culture of Japanese Diplomacy. Harvard University Press. tr. 17, 44. ISBN 9780674020313.
  8. ^ Preston, Peter Wallace. [1998] (1998). Blackwell Publishing. Pacific Asia in the Global System: An Introduction. ISBN 0-631-20238-2
  9. ^ I. H. Nish, "Japan Reverses the Unequal Treaties: The Anglo-Japanese Commercial Treaty of 1894," Journal of Oriental Studies (1975) 13#2 pp 137-146.
  10. ^ Auslin, Michael R. (2004) Negotiating with Imperialism: The Unequal Treaties and the Culture of Japanese Diplomacy, p. 17., tr. 17, tại Google Books
  11. ^ Auslin, p. 30., tr. 30, tại Google Books
  12. ^ Auslin, pp. 1, 7., tr. 1, tại Google Books
  13. ^ Auslin, p. 214., tr. 214, tại Google Books
  14. ^ Auslin, pp. 47–48., tr. 47, tại Google Books
  15. ^ Auslin, p. 71., tr. 71, tại Google Books
  16. ^ Auslin, Michael R. (2004) Negotiating with Imperialism: The Unequal Treaties and the Culture of Japanese Diplomacy, p. 154., tr. 154, tại Google Books
  17. ^ Howland, Douglas (2016). International Law and Japanese Sovereignty: The Emerging Global Order in the 19th Century. Springer. ISBN 9781137567772.
  18. ^ Korean Mission to the Conference on the Limitation of Armament, Washington, D.C., 1921–1922. (1922). Korea's Appeal to the Conference on Limitation of Armament, p. 33., tr. 33, tại Google Books; excerpt, "Treaty Between Japan and Korea, dated ngày 26 tháng 2 năm 1876."
  19. ^ Korean Mission, p. 29., tr. 29, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between the United States and Korea. Treaty of Friendship, Commerce, and Navigation dated ngày 22 tháng 5 năm 1882."
  20. ^ Moon, Myungki. "Korea-China Treaty System in the 1880s and the Opening of Seoul: Review of the Joseon-Qing Communication and Commerce Rules," Lưu trữ 2011-10-05 tại Wayback Machine Journal of Northeast Asian History, Vol. 5, No. 2 (Dec 2008), pp. 85–120.
  21. ^ Korean Mission, p. 32., tr. 32, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between Germany and Korea. Treaty of Amity and Commerce dated ngày 23 tháng 11 năm 1883."
  22. ^ Korean Mission, p. 32., tr. 32, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between Great Britain and Korea... dated ngày 26 tháng 11 năm 1883."
  23. ^ Korean Mission, p. 32., tr. 32, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between Korea and Russia. Treaty of Amity and Commerce dated ngày 25 tháng 6 năm 1884."
  24. ^ Korean Mission, p. 32., tr. 32, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between Korea and Italy. Treaty of Friendship and Commerce dated ngày 26 tháng 6 năm 1884."
  25. ^ Yi, Kwang-gyu and Joseph P. Linskey. (2003). Korean Traditional Culture, p. 63., tr. 63, tại Google Books; excerpt, "The so-called Hanseong Treaty was concluded between Korea and Japan. Korea paid compensation for Japanese losses. Japan and China worked out the Tien-Tsin Treaty, which ensured that both Japanese and Chinese troops withdraw from Korea."
  26. ^ Korean Mission, p. 32., tr. 32, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between Korea and France. Treaty of Friendship, Commerce, and Navigation dated ngày 4 tháng 6 năm 1886."
  27. ^ Korean Mission, p. 32., tr. 32, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between Korea and Austria. Treaty of Amity and Commerce dated ngày 23 tháng 7 năm 1892."
  28. ^ Korean Mission, p. 32., tr. 32, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between Korea and Belgium. Treaty of Amity and Commerce dated ngày 23 tháng 3 năm 1901."
  29. ^ Korean Mission, p. 32., tr. 32, tại Google Books; excerpt, "Treaty and Diplomatic Relations Between Korea and Denmark. Treaty of Friendship, Commerce, and Navigation dated ngày 15 tháng 7 năm 1902."
  30. ^ Korean Mission, p. 34., tr. 34, tại Google Books; excerpt, "Treaty of Alliance Between Japan and Korea, dated ngày 23 tháng 2 năm 1904."
  31. ^ Note that the Korean Mission to the Conference on the Limitation of Armament in Washington, D.C., 1921–1922 identified this as "Treaty of Alliance Between Japan and Korea, dated ngày 23 tháng 2 năm 1904"
  32. ^ Korean Mission, p. 35., tr. 35, tại Google Books; excerpt, "Alleged Treaty, dated ngày 22 tháng 8 năm 1904."
  33. ^ Note that the Korean diplomats in 1921–1922 identified this as "Alleged Treaty, dated ngày 22 tháng 8 năm 1904"
  34. ^ Korean Mission, p. 35., tr. 35, tại Google Books; excerpt, "Alleged Treaty, dated ngày 1 tháng 4 năm 1905."
  35. ^ Note that the Korean diplomats in 1921–1922 identified this as "Alleged Treaty, dated ngày 1 tháng 4 năm 1905"
  36. ^ Korean Mission, p. 35., tr. 35, tại Google Books; excerpt, "Alleged Treaty, dated ngày 13 tháng 8 năm 1905."
  37. ^ Note that the Korean diplomats in 1921–1922 identified this as "Alleged Treaty, dated ngày 13 tháng 8 năm 1905"
  38. ^ Korean Mission, p. 35., tr. 35, tại Google Books; excerpt, "Alleged Treaty, dated ngày 17 tháng 11 năm 1905."
  39. ^ Note that the Korean diplomats in 1921–1922 identified this as "Alleged Treaty, dated ngày 17 tháng 11 năm 1905"
  40. ^ Korean Mission, p. 35., tr. 35, tại Google Books; excerpt, "Alleged Treaty, dated ngày 24 tháng 7 năm 1907."
  41. ^ Korean Mission, p. 36., tr. 36, tại Google Books; excerpt, "Alleged Treaty, dated ngày 20 tháng 8 năm 1910."

Thư mục tham khảo

sửa

Nguồn chính

sửa