(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Franci – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Franci

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Viethavvh (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 09:45, ngày 17 tháng 10 năm 2015. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Franxi,  87Fr
Tính chất chung
Tên, ký hiệuFranxi, Fr
Phiên âm/ˈfrænsiəm/
FRAN-see-əm
Hình dạngÁnh kim
Franxi trong bảng tuần hoàn
Hydro (diatomic nonmetal)
Heli (noble gas)
Lithi (alkali metal)
Beryli (alkaline earth metal)
Bor (metalloid)
Carbon (polyatomic nonmetal)
Nitơ (diatomic nonmetal)
Oxy (diatomic nonmetal)
Fluor (diatomic nonmetal)
Neon (noble gas)
Natri (alkali metal)
Magnesi (alkaline earth metal)
Nhôm (post-transition metal)
Silic (metalloid)
Phosphor (polyatomic nonmetal)
Lưu huỳnh (polyatomic nonmetal)
Chlor (diatomic nonmetal)
Argon (noble gas)
Kali (alkali metal)
Calci (alkaline earth metal)
Scandi (transition metal)
Titani (transition metal)
Vanadi (transition metal)
Chrom (transition metal)
Mangan (transition metal)
Sắt (transition metal)
Cobalt (transition metal)
Nickel (transition metal)
Đồng (transition metal)
Kẽm (transition metal)
Gali (post-transition metal)
Germani (metalloid)
Arsenic (metalloid)
Seleni (polyatomic nonmetal)
Brom (diatomic nonmetal)
Krypton (noble gas)
Rubidi (alkali metal)
Stronti (alkaline earth metal)
Yttri (transition metal)
Zirconi (transition metal)
Niobi (transition metal)
Molypden (transition metal)
Techneti (transition metal)
Rutheni (transition metal)
Rhodi (transition metal)
Paladi (transition metal)
Bạc (transition metal)
Cadmi (transition metal)
Indi (post-transition metal)
Thiếc (post-transition metal)
Antimon (metalloid)
Teluri (metalloid)
Iod (diatomic nonmetal)
Xenon (noble gas)
Caesi (alkali metal)
Bari (alkaline earth metal)
Lantan (lanthanide)
Ceri (lanthanide)
Praseodymi (lanthanide)
Neodymi (lanthanide)
Promethi (lanthanide)
Samari (lanthanide)
Europi (lanthanide)
Gadolini (lanthanide)
Terbi (lanthanide)
Dysprosi (lanthanide)
Holmi (lanthanide)
Erbi (lanthanide)
Thulium (lanthanide)
Ytterbi (lanthanide)
Luteti (lanthanide)
Hafni (transition metal)
Tantal (transition metal)
Wolfram (transition metal)
Rheni (transition metal)
Osmi (transition metal)
Iridi (transition metal)
Platin (transition metal)
Vàng (transition metal)
Thuỷ ngân (transition metal)
Thali (post-transition metal)
Chì (post-transition metal)
Bismuth (post-transition metal)
Poloni (metalloid)
Astatin (diatomic nonmetal)
Radon (noble gas)
Franci (alkali metal)
Radi (alkaline earth metal)
Actini (actinide)
Thori (actinide)
Protactini (actinide)
Urani (actinide)
Neptuni (actinide)
Plutoni (actinide)
Americi (actinide)
Curium (actinide)
Berkeli (actinide)
Californi (actinide)
Einsteini (actinide)
Fermi (actinide)
Mendelevi (actinide)
Nobeli (actinide)
Lawrenci (actinide)
Rutherfordi (transition metal)
Dubni (transition metal)
Seaborgi (transition metal)
Bohri (transition metal)
Hassi (transition metal)
Meitneri (unknown chemical properties)
Darmstadti (unknown chemical properties)
Roentgeni (unknown chemical properties)
Copernici (transition metal)
Nihoni (unknown chemical properties)
Flerovi (post-transition metal)
Moscovi (unknown chemical properties)
Livermori (unknown chemical properties)
Tennessine (unknown chemical properties)
Oganesson (unknown chemical properties)
Cs

Fr

Uue
RadonFranxiRadi
Số nguyên tử (Z)87
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar)(223)
Phân loại  kim loại kiềm
Nhóm, phân lớp1s
Chu kỳChu kỳ 7
Cấu hình electron[Rn] 7s1
mỗi lớp
2, 8, 18, 32, 18, 8, 1
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chấtChất rắn
Nhiệt độ nóng chảy? 300 K ​(? 27 °C, ​? 80 °F)
Nhiệt độ sôi? 950 K ​(? 677 °C, ​? 1250 °F)
Mật độ1,87 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Nhiệt lượng nóng chảyca. 2 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơica. 65 kJ·mol−1
Áp suất hơi (ngoại suy)
P (Pa) 1 10 100 1 k 10 k 100 k
ở T (K) 404 454 519 608 738 946
Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxy hóaBazơ rất mạnh
Độ âm điện0,7 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóaThứ nhất: 393 [1] kJ·mol−1
Bán kính liên kết cộng hóa trị260 pm
Bán kính van der Waals348 pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thểLập phương tâm khối
Cấu trúc tinh thể Lập phương tâm khối của Franxi
Độ dẫn nhiệt15 W·m−1·K−1
Điện trở suất3 µ Ωおめが·m
Tính chất từThuận từ
Số đăng ký CAS7440-73-5
Đồng vị ổn định nhất
Bài chính: Đồng vị của Franxi
Iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
221Fr Tổng hợp 4,8 phút αあるふぁ 6.457 217At
222Fr Tổng hợp 14,2 phút βべーた 2.033 222Ra
223Fr Tổng hợp 21,8 phút βべーた 1.149 223Ra
αあるふぁ 5.430 219At

Franxi, trước đây còn gọi là eka-xêzi hay actini K,[ghi chú 1] là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Frsố nguyên tử bằng 87. Nó có độ âm điện thấp nhất trong số các nguyên tố đã biết và là nguyên tố có độ phổ biến trong tự nhiên thấp thứ hai, chỉ sau astatin. Là kim loại kiềm có tính phóng xạ cao, Franxi phân rã thành astatin, radiradon, và có một điện tử hóa trị.

Nghiên cứu một khối lượng lớn franxi chưa bao giờ được thực hiện. Do sự xuất hiện những thuộc tính tương tự các nguyên tố khác cùng nhóm trong bảng tuần hoàn, franxi được cho là một kim loại có tính phản chiếu cao, nếu thu thập được một lượng đủ nhiều có thể xác định được nguyên tố tồn tại dạng chất rắn hay chất lỏng. Nhưng để làm được điều đó là không thể, vì nhiệt độ cực đoan của phân rã (chu kỳ bán rã của đồng vị tồn tại lâu nhất của franxi chỉ là 22 phút) ngay lập tức sẽ làm bay hơi bất kỳ khối lượng đủ lớn nào của nguyên tố này.

Marguerite Perey phát hiện ra franxi năm 1939. Nó là nguyên tố cuối cùng được phát hiện trong tự nhiên chứ không phải bằng phương pháp tổng hợp.[ghi chú 2] Ngoài phạm vi phòng thí nghiệm, franxi là cực hiếm, với khối lượng được tìm thấy ở dạng dấu vết trong quặng uranithori, trong đó đồng vị Fr223 liên tục được tạo ra và liên tục bị phân rã. Người ta ước tính có khoảng 1 aoxơ (28,35 g) đồng vị này của franxi tồn tại ở bất kỳ thời điểm nào trong lớp vỏ Trái Đất; các đồng vị còn lại (trừ franxi-221) hoàn toàn được tạo ra bằng tổng hợp. Một lượng lớn nhất franxi được tạo ra trong phòng thí nghiệm là hơn 300.000 nguyên tử.[2] Tên Franxi của nguyên tố này bắt nguồn từ tên gọi nước Pháp (Fr).[3]

Đặc trưng

Franxi là nguyên tố ít ổn định nhất trong số các nguyên tố nhẹ hơn nobeli (nguyên tố số 102),[4] đồng vị ổn định nhất của nó, Fr223, có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 22 phút. Ngược lại, astatin, nguyên tố ít ổn định kế tiếp, có chu kỳ bán rã tối đa là 8,5 giờ. Mọi đồng vị của franxi phân rã thành một trong các nguyên tố như astatin, radi hay radon.[5] Franxi cũng kém ổn định hơn so với tất cả các nguyên tố có số khối đến 105.[4]

Franxi có các tính chất hóa học tương tự như của xêzi.[4] Là nguyên tố nặng với chỉ một điện tử hóa trị, nó có trọng lượng tương đương cao nhất trong số các nguyên tố.[4] Tương tự, franxi có độ âm điện thấp nhất trong số các nguyên tố đã biết, bằng 0,7 trong thang Pauling,[6] xêzi đứng thứ hai với giá trị 0,79.[7] Franxi lỏng, nếu như trạng thái này có thể được tạo ra, sẽ có giá trị của ứng suất bề mặt bằng 0,05092 J/m² ở điểm nóng chảy của nó.[8] Điểm nóng chảy của Franxi theo tính toán khoảng 27 °C (80 °F, 300 K).[9] Điểm nóng chảy này không chắc chắn do nguyên tố này cực kỳ hiếm gặp và có tính phóng xạ. Do đó, điểm sôi ước tính ở khoảng 677 °C (1250 °F, 950 K) cũng không chắc chắn.

Linus Pauling ước tính độ âm điện của franxi khoảng 0,7 theo thang Pauling, giống với xêsi;[10] là 0,79, nhưng không có dữ liệu thí nghiệp về giá trị này của fanxi.[11] Franxi có năng lương ion hóa hơi cao hơn so với xêzi,[12] 392,811(4) kJ/mol trong khi nặng lượng ion hóa của xêzi là 375,7041(2) kJ/mol. Điều này phù hợp với hiệu ứng tương đối, và cho thấy rằng xêzi có độ âm điện thấp hơn. Franxi có ái lực electron cáo hơn so với xêzi và ion Fr có khả năng phân cực cao hơn ion Cs. Phân tử CsFr được dự đoán rằng đầu franxi là âm, không giống như các phân tử kim loại kiềm heterodiatomic. Franxi superôxit (FrO2) dự kiến mang tính đặc điểm liên kết cộng hóa trị hơn so với nhóm cùng loại nhẹ hơn nó; điều này là do các electron trong obitan 6p của franxi được tham gia nhiều hơn trong các liên kết franxi - oxy.[13]

Franxi cùng kết tủa với một vài muối của xêzi, chẳng hạn như perclorat xêzi, tạo ra một lượng nhỏ perclorat franxi. Quá trình đồng kết tủa này có thể được sử dụng để cô lập franxi, bằng cách phỏng theo phương pháp đồng kết tủa xêzi phóng xạ của Glendenin và Nelson. Nó cũng sẽ đồng kết tủa với nhiều muối khác của xêzi, như iodat, picrat, tartrat (với cả tartrat rubidi), cloroplatinat, silicotungstat. Nó cũng đồng kết tủa với axít silicotungstic, axít percloric, mà không cần các kim loại kiềm khác làm chất mang, điều này tạo ra một phương pháp cô lập franxi khác.[14][15] Gần như tất cả các muối của franxi là hòa tan trong nước.[16]

Đồng vị

Lớp vỏ nguyên tử Franxi.

Hiện nay người ta biết 34 đồng vị của franxi, với nguyên tử lượng từ 199 tới 232.[17] Franxi có 7 đồng phân hạt nhân siêu ổn định.[4] Franxi-223 và franxi-221 là các đồng vị duy nhất có trong tự nhiên, trong đó đồng vị đầu tiên là phổ biến hơn.[18]

Franxi-223 là đồng vị ổn định nhất với chu kỳ bán rã là 21,8 phút[4] và khả năng rất cao là sẽ không có đồng vị nào khác của franxi sẽ được phát hiện hay tổng hợp với chu kỳ bán rã lâu hơn.[19] Franxi-223 là sản phẩm thứ năm trong chuối phân rã của actini, từ đồng vị actini-227.[20] Franxi-223 sau đó phân rã thành radi-223 bằng phân rã beta (1.149 keV năng lượng phân rã), với rất ít (0,006%) phân rã alpha thành astatin-219 (5,4 MeV năng lượng phân rã).[21]

Franxi-221 có chu kỳ bán rã 4,8 phút.[4] Nó là sản phẩm thứ chín của chuỗi phân rã của neptuni, từ đồng vị actini-225[20] Franxi-221 sau đó phân rã thành astatin-217 theo phân rã alpha (6.457 MeV năng lượng phân rã).[4]

Đồng vị trạng thái tĩnh ít ổn định nhất là franxi-215, với chu kỳ bán rã 0,12 μみゅーs. (9,54 MeV phân rã alpha thành astatin-211).[4] Đồng phân siêu ổn định của nó là franxi-215m, vẫn kém ổn định hơn, với chu kỳ bán rã chỉ có 3,5 ns.[22]

Ứng dụng

Hiện tại không có ứng dụng thương mại nào của franxi do tính không ổn định và độ khan hiếm của nó,[23][24][25][20][26] vì thế chỉ có ứng dụng trong các nghiên cứu, trong cả các lĩnh vực của sinh học lẫn cấu trúc nguyên tử. Franxi đã từng được coi là phương tiện trợ giúp trong chẩn đoán các bệnh ung thư,[5] nhưng ứng dụng này dường như là không khả thi trong thực tế.[27]

Khả năng của franxi trong việc được tổng hợp, bắt giữ và làm mát, cùng với cấu trúc nguyên tử tương đối đơn giản của nó đã làm cho nó trở thành đối tượng của các thực nghiệm quang phổ học chuyên biệt. Các thực nghiệm này cung cấp các thông tin cụ thể hơn liên quan tới các mức năng lượng và các hằng số bắt cặp giữa các hạt hạ nguyên tử.[28] Các nghiên cứu trên ánh sáng bức xạ bởi các ion franxi-210 bị bắt giữ bằng laser đã cung cấp các dữ liệu chính xác về các trạng thái chuyển tiếp giữa các mức năng lượng nguyên tử. Các kết quả thực nghiệm này là khá giống như các dự đoán của cơ học lượng tử.[29]

Lịch sử

Vào khoảng thập niên 1870, một số nhà hóa học đã nghĩ rằng phải có một kim loại kiềm sau xêzi, với số nguyên tử bằng 87.[5] Sau đó nó được nhắc tới bằng tên gọi tạm thời là eka xêzi.[30] Các nhóm nghiên cứu đã cố gắng định vị và cô lập nguyên tố còn thiếu này, và ít nhất có 4 tuyên bố nhầm rằng nguyên tố này đã được phát hiện ra trước khi phát hiện thực sự được tiến hành.

Các phát hiện sai sót hay không hoàn chỉnh

Nhà hóa học người Nga là D. K. Dobroserdov là người đầu tiên tuyên bố đã tìm ra "eka-xêzi". Năm 1925, ông quan sát phân rã phóng xạ yếu trong một mẫu kali, một kim loại kiềm khác, và kết luận rằng eka-xêzi đã lây nhiễm vào mẫu.[31] Sau đó ông cho công bố một luận đề với các dự đoán của ông về các tính chất của eka-xêzi, trong đó ông đặt tên cho nguyên tố là russium theo tên tổ quốc ông.[32] Ngay sau đó, Dobroserdov đã tập trung vào công việc giảng dạy của ông tại Đại học Bách khoa Odessa, và ông không đeo đuổi nguyên tố này nữa.[33]

Năm sau, các nhà hóa học người Anh là Gerald J. F. Druce và Frederick H. Loring phân tích các ảnh chụp bằng tia X của sulfat mangan (II).[34] Họ quan sát thấy các vạch quang phổ, được họ coi là của eka-xêzi. Họ đã thông báo về phát hiện ra nguyên tố số 87 của mình và đề nghị đặt tên là alkalinium, do nó có lẽ là kim loại kiềm nặng nhất.[33]

Năm 1930, giáo sư Fred Allison tại Đại học Bách khoa Alabama tuyên bố đã phát hiện ra nguyên tố số 87 khi phân tích pollucitlepidolit bằng cách sử dụng cỗ máy từ -quang của mình. Allison đề nghị đặt tên cho nó là virginium theo tên bang quê hương ông là Virginia, cùng với các ký hiệu ViVm.[34][35] Tuy nhiên, năm 1934, giáo sư MacPherson tại UC Berkeley đã bác bỏ tính hiệu quả của thiết bị do Allison chế tạo ra và giá trị của phát hiện sai lầm này.[36]

Năm 1936, nhà hóa học người România là Horia Hulubei và đồng nghiệp người Pháp của ông là Yvette Cauchois cũng phân tích pollucit, sử dụng thiết bị tia X có độ phân giải cao của họ.[33] Họ đã quan sát thấy vài vạch bức xạ yếu mà họ cho là của nguyên tố số 87. Hulubei và Cauchois đã thông báo phát hiện của mình và đề nghị tên gọi moldavium, với ký hiệu Ml, theo tên gọi của Moldavia, khi đó là một tỉnh của Romania và là nơi họ tiến hành công việc của mình.[34] Năm 1937, nhà vật lý học người Mỹ là F. H. Hirsh Jr. đã phê phán công trình của Hulubei. Ông này không chấp nhận các phương pháp nghiên cứu của Hulubei. Hirsh chắc chắn rằng eka-xêzi không thể tìm thấy trong tự nhiên và rằng Hulubei thay vì thế đã quan sát thấy các vạch phát xạ của thủy ngân hay bitmut. Tuy nhiên, Hulubei nhấn mạnh rằng thiết bị tia X của ông và các phương pháp là rất chính xác, không thể tạo ra sai sót như vậy. Do điều này, Jean Baptiste Perrin, người đoạt giải Nobel và đồng thời là cố vấn cho Hulubei, đã xác nhận moldavium chính là eka-xêzi thật sự chứ không phải là phát hiện ra franxi sau này của Marguerite Perey. Tuy nhiên, Perey vẫn tiếp tục phê phán công trình của Hulubei cho đến khi bà này được coi là người phát hiện duy nhất ra nguyên tố số 87 này.[33]

Phân tích Perey

Tập tin:PEREY 2.jpg
Marguerite Perey, người phát hiện ra Franxi

Eka-xêzi thực sự được Marguerite Perey của Viện Curie tại Paris, Pháp phát hiện vào năm 1939 khi bà tinh chế một mẫu actini-227, được thông báo là có năng lượng phân rã bằng 220 keV. Tuy nhiên, Perey nhận ra rằng các hạt phân rã với mức năng lượng dưới 80 keV. Perey nghĩ rằng hoạt động phân rã này có thể bị gây ra bởi một sản phẩm phân rã đã không được nhận dạng trước đó, là sản phẩm đã bị tách ra trong quá trình tinh chế, nhưng lại xuất hiện một lần nữa từ actini-227 tinh khiết. Các thử nghiệm khác nhau đã loại bỏ khả năng về sự có mặt của thori, radi, chì, bitmut hay tali như là nguyên tố chưa rõ đó. Sản phẩm mới thể hiện các tính chất hóa học của một kim loại kiềm (chẳng hạn như đồng kết tủa với các muối của xêzi), điều này đã dẫn Perey tới niềm tin rằng nó chính là nguyên tố số 87, được sinh ra từ phân rã alpha của actini-227.[30] Sau đó Perey đã cố gắng xác định tỷ lệ giữa phân rã beta và phân rã alpha trong actini-227. Thử nghiệm đầu tiên của bà đưa ra phân nhánh alpha ở mức 0,6%, mà sau này bà đã sửa lại thành 1%.[19]

Perey đặt tên cho đồng vị mới là actinium-K, mà ngày nay người ta gọi là franxi-223 và năm 1946 bà đã đề nghị tên gọi catium cho nguyên tố mới phát hiện này, do bà tin rằng nó là cation có độ dương điện cao nhất trong số các nguyên tố. Irène Joliot-Curie, một trong những người giám sát của Perey, đã chống lại tên gọi này do nghĩa rộng của nó là cattus (con mèo) chứ không phải cation.[30] Perey sau đó đề nghị tên gọi francium để tỏ lòng kính trọng tới đất nước mà tại đó bà đã phát hiện ra nguyên tố. Tên gọi này được Hiệp hội Quốc tế các nhà Hóa học (IUC) chính thức phê chuẩn năm 1949[5] và gán cho nó ký hiệu Fa; nhưng gần như là ngay sau đó đã sửa lại thành Fr.[37] Franxi là nguyên tố có trong tự nhiên cuối cùng đã được phát hiện ra, sau rheni năm 1925.[30] Những nghiên cứu tiếp theo về cấu trúc của franxi được Sylvain Lieberman và nhóm của ông tại CERN thực hiện trong thập niên 1970 và 1980.[38]

Phổ biến

A shiny gray 5-centimeter piece of matter with a rough surface.
Mẫu uraninit chứa khoảng 100.000 nguyên tử (3.3×10-20 g) franxi-223 ở mọi lúc.[27]

Tự nhiên

Franxi-223 là kết quả của phân rã alpha của actini-227 và có thể tìm thấy ở dạng dấu vết trong các khoáng vật của uranithori. Trong mẫu đã cho của urani, người ta ước tính chỉ có 1 nguyên tử franxi trong mỗi 1×1018 nguyên tử urani. Những tính toán khác cũng chỉ ra rằng chỉ có tối đa khoảng 30 gam franxi trong lớp vỏ Trái Đất vào bất kỳ thời điểm nào.[39] Điều này làm cho nó trở thành nguyên tố hiếm thứ hai trong lớp vỏ Trái Đất sau astatin.[5][27]

Tổng hợp

Franxi có thể được tổng hợp trong phản ứng hạt nhân 197Au + 18O → 210Fr + 5n. Tiến trình này, do khoa lý Stony Brook thực hiện, sinh ra các đồng vị franxi với khối lượng 209, 210 và 211,[40] và chúng sau đó bị cô lập bởi bẫy từ-quang (MOT).[41] Tốc độ sản sinh một đồng vị cụ thể phụ thuộc vào năng lượng của chùm tia ôxy. Một chùm 18O từ Stony Brook LINAC tạo ra 210Fr khi chiếu vào bảng làm từ vàng theo phản ứng hạt nhân 197Au + 18O → 210Fr + 5n. Sản phẩm cần thời gian để phát triển và hiểu rõ. Điều quan trọng để phương pháp này hiệu quả là mục tiêu vàng phải rất gần với điểm nóng chảy và chắc chắn rằng bề mặt của nó rất sạch. Phản ứng hạt nhân găm các nguyên tử franxi vào sâu bên trong vàng, và chúng phải được loại bỏ một cách có hiệu quả. Các nguyên tử khuếch tán nhanh lên bề mặt vàng và được giải phóng ở dạng các ion; điều này không xảy ra mỗi lần. Các ion franxi được dẫn đường bằng các kính tĩnh điện cho đến khi chúng đến được bề mặt của yttri nóng và trở nên trung hòa. Franxi sau đó được đưa vào một bong bóng thủy tinh. Từ trường và tia laser lạnh và giữ các nguyên tử ở đây. Mặc dù các nguyên tử được giữ trong một bẫy chủ khoảng 20 giây trước khi thoát ra (hay phân rã), các dòng nguyên tử ổn định vẫn tiếp tục sinh ra để bù vào phần bị mất đi nên số nguyên tử trong bẫy vẫn ổn định trong vài phút hoặc lâu hơn. Ban đầu, chỉ có khoảng 1000 nguyên tử franxi được bắt giữ trong thí nghiệm. Tuy nhiên các kỹ thuật đã dần được cải thiện đã có thể giúp bắt giữ hơn 300.000 nguyên tử franxi trung hòa cùng lúc.[2] Mặc dù đây là các nguyên tử "kim loại" trung hòa ("kim loại franxi"), nhưng chúng tồn tại ở trạng thái không kết chặt ở thể khí. Với một lượng đủ franxi được bắt giữ, một camera có thể thu được ánh sáng phát ra từ các nguyên tử khi chúng phát huỳnh quang. Các nguyên tử xuất hiện như một quả cầu 1mm phát sáng và đây là lần đầu tiên các người ta có thể nhìn thấy franxi. Các nhà nghiên cứu hiện có thể thực hiện các phép đo cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng phát ra và được hấp thụ bởi các nguyên tử bị bắt giữ, chứng minh các kết quả thí nghiệm đầu tiên về sự chuyển tiếp khác nhau giữa các mức năng lượng của nguyên tử franxi. Công tác đo đạc ban đầu thể hiện sự thống nhất giữa các giá trị trong thí nghiệm và tính toán theo học thuyết lượng tử. Các phương pháp tổng hợp khác bao gồm tấn công radi bằng nơtron, tấn công thori bằng proton, deuteron hay các ion heli.[42] Franxi vẫn chưa tổng hợp đủ để có thể cân được.[5][9][27]

Ghi chú

  1. ^ Trên thực tế, đồng vị ổn định nhiều nhất, Fr223 được tạo ra từ phân rã alpha của đồng vị ổn định nhất của Actini.
  2. ^ Một số nguyên tố tổng hợp, như tecneti, sau này cũng đã được phát hiện có trong tự nhiên.

Tham khảo

  1. ^ ISOLDE Collaboration, J. Phys. B 23, 3511 (1990) (PDF online)
  2. ^ a b Luis A. Orozco (2003). “Francium”. Chemical and Engineering News.
  3. ^ “Origin of Element Name”. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ a b c d e f g h i CRC Handbook of Chemistry and Physics. 4. CRC. 2006. tr. 12. ISBN 0-8493-0474-1.
  5. ^ a b c d e f Price, Andy (ngày 20 tháng 12 năm 2004). “Francium”. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012.
  6. ^ Winter, Mark. “Electronegativies”. Francium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
  7. ^ Winter, Mark. “Caesium Electronegativies”. Caesium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2007.
  8. ^ Kozhitov, L. V. (ngày 21 tháng 2 năm 2003). “Evaluation of the Surface Tension of Liquid Francium”. Inorganic Materials. Springer Science & Business Media B.V. 39 (11): 1138–1141. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  9. ^ a b “Francium”. Los Alamos National Laboratory. 2011. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012.
  10. ^ Pauling, Linus (1960). The Nature of the Chemical Bond . Cornell University Press. tr. 93. ISBN 978-0-8014-0333-0.
  11. ^ Allred, A. L. (1961). “Electronegativity values from thermochemical data”. J. Inorg. Nucl. Chem. 17 (3–4): 215–221. doi:10.1016/0022-1902(61)80142-5.
  12. ^ Andreev, S.V.; Letokhov, V.S.; Mishin, V.I. (1987). “Laser resonance photoionization spectroscopy of Rydberg levels in Fr”. Physical Review Letters. 59 (12): 1274–76. Bibcode:1987PhRvL..59.1274A. doi:10.1103/PhysRevLett.59.1274. PMID 10035190.
  13. ^ Thayer, John S. (2010). “Relativistic Effects and the Chemistry of the Heavier Main Group Elements”: 81. doi:10.1007/978-1-4020-9975-5_2. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  14. ^ E. K. Hyde. (1952). “Radiochemical Methods for the Isolation of Element 87 (Francium)”. J. Am. Chem. Soc. 74: 4181-4184. doi:10.1021/ja01136a066. Không cho phép mã đánh dấu trong: |journal= (trợ giúp).
  15. ^ E. N K. Hyde Radiochemistry of Francium,Subcommittee on Radiochemistry, National Academy of Sciences-National Research Council; available from the Office of Technical Services, Dept. of Commerce, 1960.
  16. ^ A. G. Maddock. Radioactivity of the heavy elements. Q. Rev., Chem. Soc., 1951, 3, 270–314. doi:10.1039/QR9510500270
  17. ^ Lide, David R. biên tập (2006), CRC Handbook of Chemistry and Physics, 11, CRC, tr. 180–181, 0-8493-0487-3
  18. ^ Considine, Glenn D. biên tập (2005), “Francium”, Van Nostrand's Encyclopedia of Chemistry, New York: Wylie-Interscience, tr. 679, 0-471-61525-0
  19. ^ a b “Francium”. McGraw-Hill Encyclopedia of Science & Technology. 7. McGraw-Hill Professional. 2002. tr. 493–494. ISBN 0-07-913665-6.
  20. ^ a b c Considine, Glenn D. biên tập (2005), “Chemical Elements”, Van Nostrand's Encyclopedia of Chemistry, New York: Wylie-Interscience, tr. 332, 0-471-61525-0
  21. ^ National Nuclear Data Center (1990). “Table of Isotopes decay data”. Brookhaven National Laboratory. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2007.
  22. ^ National Nuclear Data Center (2003). “Fr Isotopes”. Brookhaven National Laboratory. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2007.
  23. ^ Winter, Mark. “Uses”. Francium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
  24. ^ Bentor, Yinon. “Chemical Element.com - Francium”. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
  25. ^ Emsley, John (2001). Nature's Building Blocks. Oxford: Oxford University Press. tr. 151–153. 0-19-850341-5.
  26. ^ Gagnon, Steve. “Francium”. Hiệp hội Khoa học Jefferson, LLC. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2007.
  27. ^ a b c d Emsley, John (2001). Nature's Building Blocks. Oxford: Oxford University Press. tr. 151–153. ISBN 0-19-850341-5.
  28. ^ Gomez, E (ngày 7 tháng 11 năm 2005). “Spectroscopy with trapped francium: advances and perspectives for weak interaction studies”. Rep. Prog. Phys. 69 (1): 79–118. doi:10.1088/0034-4885/69/1/R02. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  29. ^ Peterson, I (ngày 11 tháng 5 năm 1996). “Creating, cooling, trapping francium atoms”. Science News. tr. 294. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2007.
  30. ^ a b c d Adloff, Jean-Pierre; Kaufman, George B. (25-9-2005). Francium (Atomic Number 87), the Last Discovered Natural Element. The Chemical Educator 10 (5). Truy cập ngày 26-3-2007.
  31. ^ Fontani, Marco (ngày 10 tháng 9 năm 2005). The Twilight of the Naturally-Occurring Elements: Moldavium (Ml), Sequanium (Sq) and Dor (Do). Lisbon. tr. 1–8. Đã bỏ qua tham số không rõ |booktitle= (trợ giúp)
  32. ^ Van der Krogt, Peter (ngày 10 tháng 1 năm 2006). “Francium”. Elementymology & Elements Multidict. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2007.
  33. ^ a b c d Fontani, Marco (ngày 10 tháng 9 năm 2005). The Twilight of the Naturally-Occurring Elements: Moldavium (Ml), Sequanium (Sq) and Dor (Do). Lisbon. tr. 1–8. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |booktitle= (trợ giúp)
  34. ^ a b c Van der Krogt, Peter (ngày 10 tháng 1 năm 2006). “Francium”. Elementymology & Elements Multidict. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2007.
  35. ^ “Alabamine & Virginium”. TIME. ngày 15 tháng 2 năm 1932. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2007.
  36. ^ MacPherson, H. G. (ngày 21 tháng 12 năm 1934). “An Investigation of the Magneto-Optic Method of Chemical Analysis”. Physical Review. American Physical Society. 47 (4): 310–315. doi:10.1103/PhysRev.47.310. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.
  37. ^ Grant, Julius (1969), “Francium”, Hackh's Chemical Dictionary, McGraw-Hill, tr. 279–280
  38. ^ “History”. Francium. SUNY Stony Brook Physics & Astronomy. ngày 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
  39. ^ Winter, Mark. “Geological information”. Francium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
  40. ^ “Production of Francium”. Francium. State University of New York at Stony Brook Physics & Astronomy. ngày 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
  41. ^ “Cooling and Trapping”. Francium. State University of New York at Stony Brook Physics & Astronomy. ngày 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2007.
  42. ^ “Francium”, McGraw-Hill Encyclopedia of Science & Technology, 7, McGraw-Hill Professional, 2002, tr. 493–494, 0-07-913665-6

Liên kết ngoài