(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Tiếng Ba Tư – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Tiếng Ba Tư

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do PhanAnh123 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 02:13, ngày 30 tháng 10 năm 2020 (→‎Âm vị học). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Tiếng Ba Tư
Fārsi
فارسی
Fārsi viết bằng chữ Ba Tư-Ả Rập
Phát âm[fɒːɾˈsiː]
Sử dụng tại
Tổng số người nói45 triệu (2007)[6] – 60 triệu (2009)[5] người bản ngữ
(tổng cộng 110 triệu)[5]
Phân loạiẤn-Âu
Ngôn ngữ tiền thân
Dạng chuẩn
Phương ngữ
Hệ chữ viết
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Iran (dưới tên "tiếng Ba Tư")
 Afghanistan (dưới tên tiếng Dari)
 Tajikistan (dưới tên tiếng Tajik)
Quy định bởi
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1fa
per (B)
fas (T)
ISO 639-3tùy trường hợp:
pes – Tiếng Tây Ba Tư
prs – Tiếng Dari (Ba Tư Afghan)
tgk – Tiếng Tajik
aiq – Phương ngữ Aimaq
bhh – Phương ngữ Bukhora
haz – Phương ngữ Hazara
jpr – Tiếng Ba Tư Do Thái
phv – Phương ngữ Pahlavan
deh – Tiếng Dehwar
jdt – Tiếng Tat Do Thái
ttt – Tiếng Tat (Kavkaz)
Glottologfars1254[7]
Linguasphere
58-AAC (Wider Persian)
 > 58-AAC-c (Central Persian)
Khu vực nơi có số người nói Ba Tư đáng kể (tính cả phương ngữ).
  Các quốc gia nơi tiếng Ba Tư là ngôn ngữ chính thức.
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Ba Tư hay tiếng Persia, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی fārsi [fɒːɾˈsiː] ), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nó chủ yếu được nói ở Iran, Afghanistan (dưới tên gọi tiếng Dari từ năm 1958),[8]Tajikistan (dưới tên gọi tiếng Tajik từ thời Xô Viết),[9] và một vài vùng khác về mặt lịch sử được xem là thuộc Đại Iran. Tiếng Ba Tư, nói chung, được viết bằng chữ Ba Tư, một biến thể của chữ Ả Rập.

Tiếng Ba Tư hiện đại là sự tiếp nối của tiếng Ba Tư trung đại, ngôn ngữ tôn giáo và văn học chính thức của Đế quốc Sassanid, mà chính nó lại là hậu thân của tiếng Ba Tư cổ, ngôn ngữ của Đế quốc Achaemenid.[10][11][12] Ngữ pháp của nó tương đồng với của nhiều ngôn ngữ châu Âu đương thời.[13]

Có chừng 110 triệu người nói tiếng Ba Tư trên toàn cầu, và ngôn ngữ này có vị thế chính thức tại Iran, Afghanistan, và Tajikistan. Trong nhiều thế kỷ, tiếng Ba Tư cũng là ngôn ngữ văn hóa tại nhiều vùng ở Tây Á, Trung Á, và Nam Á.[14]

Tiếng Ba Tư đã ảnh hưởng (chủ yếu về từ vựng) một cách đáng kể lên nhiều ngôn ngữ xung quanh, nhất là các ngôn ngữ Turk miền Trung Á, Kavkaz, và Tiểu Á, những ngôn ngữ Iran lân cận, cũng như tiếng Armenia, tiếng Gruzia, vài ngôn ngữ Ấn-Iran khác, đặc biệt là tiếng Urdu (một dạng tiếng Hindustan). Nó cũng ảnh hưởng phần nào lên tiếng Ả Rập, nổi bật nhất là ở tiếng Ả Rập Bahran.[15] Ngược lại, tiếng Ba Tư cũng mượn rất nhiều từ trong tiếng Ả Rập sau cuộc xâm lược Ba Tư của người Ả Rập.[10][13][16][17][18][19]

Phân loại

Tiếng Ba Tư là một thành viên của nhóm Tây Iran thuộc nhánh Iran ngữ hệ Ấn-Âu theo phân hệ Ấn Iran. Chính nhóm Tây Iran cũng được chia thành hai phân nhóm: Tây Nam, nơi tiếng Ba Tư được nói phổ biến nhất và Tây Bắc, nơi tiếng Kurd được nói rộng rãi nhất.[20]

Tên gọi

Thuật ngữ "Ba Tư", có thể truy gốc từ Pārsa (𐎱𐎠𐎼𐎿),[21] nghĩa là Ba Tư.[22]

Farsi, là từ tiếng Ba Tư cho ngôn ngữ cũng thường được sử dụng để nhắc tới tiếng Ba Tư tiêu chuẩn.

Về mặt từ nguyên, thuật ngữ Fārsi bắt nguồn từ Pārsik trong tiếng Ba Tư Trung Đại.[23] Trong quá trình đó, nó phát triển thành Pārs ("Ba Tư") rồi thành tên địa danh Fars ngày nay.[24] Biến đổi âm vị /p/ thành /f/ là kết quả của sự ảnh hưởng do tiếng Ả rập sau khi người Ả rập chinh phục Iran và do sự thiếu âm /p/ trong tiếng Ả rập tiêu chuẩn.[25]

Lịch sử

Nói chung, những ngôn ngữ Iran được biết đến từ ba thời kỳ, cụ thể là Cổ đại, Trung đại và Hiện đại. Những điều này tương ứng với ba thời kỳ lịch sử Iran; thời Cổ đại vào khoảng thời kỳ Đế quốc Achaemenid (năm 400–300 trước Công nguyên), thời Trung đại tiếp theo chính thức khoảng thời kỳ Đế quốc Sassanid, và thời Hiện đại là từ sau đó cho đến ngày nay.

Theo như các tài liệu sẵn có, tiếng Ba Tư là "ngôn ngữ Iran duy nhất" trong đó mỗi quan hệ văn học gần gũi giữa cả ba thời kỳ của nó được thiết lập đến mức đại diện cho cùng một ngôn ngữ Ba Tư; nghĩa là tiếng Ba Tư Hiện đại trực tiếp kế thừa từ tiếng Ba Tư Cố và Trung đại.

Biến thể

Có ba biến thể tiếng Ba Tư tiêu chuẩn hiện đại:

  • Tiếng Ba Tư Iran (Farsi) nói ở Iran, và các nhóm thiểu số ở Iraq và các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.
  • Tiếng Ba Tư Afghan (Dari) nói ở Afghanistan.
  • Tajiki (tiếng Ba Tư Tajik) nói ở TajikistanUzbekistan. Viết bằng chữ Cyril.

Cả ba biến thể này đều dựa trên truyền thống văn học Ba Tư cổ điển. Cũng có một vài phương ngữ từ Iran, Afghanistan, Tajikistan hơi khác với tiếng Ba Tư tiêu chuẩn. Hazaragi dialect (ở Trung Afghanistan và Pakistan), Herati (ở Tây Afghanistan) Darwazi (ở Afghanistan và Tajikistan), Basseri (ở Nam Iran) và Tehran - nền tảng của tiếng Ba Tư tiêy chuẩn là những ví dụ của các phương ngữ này. Những người nói tiếng Ba Tư ở Iran, Afghanistan, Tajikistan có thể hiểu lẫn nhau với mức độ tương đối cao.[26]

Sau đây là một số ngôn ngữ liên hệ gần gũi với tiếng Ba Tư, trong một số trường hợp được xem là phương ngữ:

Tiếng Baloch và tiếng Kurd là những ngôn ngữ có liên hệ xa hơn trong nhánh Iran.

Âm vị học

Tiếng Ba Tư Iran có sáu nguyên âm và hai mươi ba phụ âm.

Tập tin:Dinani Greats and Century Philosopher.ogg
Tiếng Ba Tư nói

Nguyên âm

Âm vị nguyên âm tiếng Ba Tư Tehran hiện đại.

Về mặt lịch sử, tiếng Ba Tư phân biệt độ dài nguyên âm. Early New Persian có một chuỗi năm nguyên âm dài //, //, /ɒː/, // and //) cùng với ba nguyên âm ngắn /æ/, /i/ and /u/. Vào một số thời điểm ở Iran thế kỷ 16 /eː//iː/ sáp nhập thành /iː/, và /oː//uː/ sáp nhập thành /uː/. Như vậy, sự tương phản cũ như شیر shēr "sư tử" شیر shīr "sữa" và زود zūd "nhanh"زور zōr "mạnh" bị mất. Dẫu vậy, có những ngoại lệ cho quy tắc này, và trong một số từ, ēō nhập thành nguyên âm đôi [eɪ][oʊ] (kế thừa từ nguyên âm đôi [æɪ] and [æʊ] trong Early New Persian) thay vì nhập thành /iː//uː/. Ví dụ về ngoại lệ có thể tìm thấy được trong từ như روشن [roʊʃæn] (sáng chói). Nhiều trường hợp các cũng tồn tại.

Tuy nhiên trong tiếng Dari, phân biệt /eː/ and /iː/ (được biết tương ứng như trong یای مجهول Yā-ye majhūlیای معروف Yā-ye ma'rūf) vẫn được gìn giữ cũng như phân biệt /oː//uː/ (như واو مجهول Wāw-e majhūlواو معروف Wāw-e ma'rūf). Mặt khác, tiếng Tajik hiện đại, sự phân biệt ấy biến mất và /iː/ nhập với /i//uː/ với /u/.[32] Do đó, những phương ngữ Dari hiện đại là gần gũi nhất với vồn nguyên âm của Early New Persian.

Theo như hầu hết nghiên cứu về chủ đề (e.g. Samareh 1977, Pisowicz 1985, Najafi 2001) ba nguyên âm vốn được xem là nguyên âm dài /i/, /u/, /ɒ/) hiện tại được phân biệt với /e/, /o/, /æ/) theo vị trí phát âm hơn là độ dài. Tuy nhiên (e.g. Hayes 1979, Windfuhr 1979) xem độ dài nguyện âm là đặc điểm chủ động của hệ thống, với /ɒ/, /i/, and /u/ dài về mặt âm vị hoặc hai âm phách, /æ/, /e/, và /o/ về mặt âm vị ngắn hoặc đơn âm phách.

Cũng có nhứng nghiên cứu xét đến tính chất và định lượng đều là chủ động trong hệ thống âm vị Iran (như Toosarvandani 2004). Điều đó đề xuất nghiên cứu tính chất và định lượng cho rằng nguyên âm tiếng Ba Tư hiện đại là thời kỳ chuyển tiếp giữa tiếng Ba Tư cổ điển và một ngôn ngữ Iran tương lai giả thuyết mà xóa bỏ hết những dấu vết định lượng và giữ lại tính chất như là đặc điểm chủ động duy nhất.

Phân biệt độ dài vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt bởi những nhà trích văn cẩn thận trong mọi biến thể, (kể cả tiếng Tajik).

Môi Ô răng Sau ổ răng Vòm cứng Vòm mềm Lưỡi gà Thanh hầu
Mũi m n
Tắc p b t d k ɡ (q) ʔ
Tắc xát
Xát f v s z ʃ ʒ x ɣ h
Vỗ hoặc đập ɾ
Tiếp cận l j

Lưu ý:

  • Trong tiếng Ba Tư Iran /ɣ//q/ sáp nhập thàn [ɣ~ɢ], như một âm xát vòm mềm hữu thanh [ɣ] khi nằm giữa nguyên âm và không được nhấn trọng âm hoặc không thì như một âm lưỡi gà hữu thanh [ɢ].[33][34][35]

Ngữ pháp

Hình thái

Hậu tố chiếm ưu thế trong hình thái tiếng Ba Tư, mặc dù có một số lượng nhỏ tiền tố.[36] Động từ có thể biểu đạt thì hay thể, và chúng thể theo chủ ngữ trong ngôi và số.[37] Không có giới ngữ pháp trong tiếng Ba Tư hiện đại và đại từ không được đánh dấu cho giới tự nhiên. Những từ khác, Đại từ, trong tiếng Ba Tư là giống trung. Khi nhắc tới một chủ ngữ giống đực hay cái, cùng một Đại từ او được sử dụng (phát âm là "ou", ū).[38]

Cú pháp

Câu tường thuật bình thường mang cấu trúc (S) (PP) (O) V: những câu có Chủ ngữ tùy chọn, cụm Giới từ và Tân ngữ đều đứng sau bởi một Động từ bắt buộc.


Từ vựng

Hình thành từ bản ngữ

Tiếng Ba Tư sử dụng rỗng rãi lối xây dựng từ kết hợp phụ tố, gốc từ, danh từ, tính từ. Nó thường chắp dính vào gốc từ để hình thành từ mới từ gốc danh từ, tính từ, động từ. Những từ mới thành lập bằng cách ghép – hai từ đang có gộp lại thành một từ mới.

Ảnh hưởng

Trong khi có sự ảnh hưởng ít hơn lên tiếng Ả rập và những ngôn ngữ khác vùng Lưỡng hà, vồn từ vựng cốt lõi của nó mang nguồn gốc tiếng Ba Tư Trung đại.[13] Tiếng Ba Tư Hiện đại có một số lượng đáng kể từ mượn tiếng Ả rập[10][16][18] bị "Ba Tư hóa"[19] và thường mang một ý nghĩa và cách dùng khác với nguyên gốc Ả rập. Từ mượn tiếng Ba Tư gốc Ả rập đặc biệt bao gồm những thuật ngữ đạo Hồi. Từ mượn tiếng Ả rập trong các ngôn ngữ Iran khác, Turkic và Indic nói chung được sao chép từ tiếng Ba Tư hơn là từ chính tiếng Ả rập.[39]

John R. Perry, trong bài viết Lexical Areas and Semantic Fields of Arabic, 24 phần trăm trong số 20,000 từ tiếng Ba Tư thường ngày và hơn 25 phần trăm từ vựng tiếng Ba Tư văn học cổ điển và hiện đại có gốc gác Ả rập. Tần số từ mượn thường gặp có thể thấp hơn hoặc dao động theo phong cách và đề tài. Nó có thể đạt đến 25 phần trăm trong văn học.[40] Phần lớn từ Ả rập là những từ đồng nghĩa và có thể giải nghĩa bằng tiếng Ba Tư.[41]

Ngoài ra có một số ảnh hưởng Mông Cổ và Turk đáng lưu ý.

Chính tả

Một ví dụ cho thấy quy tắc Nastaʿlīq's[1]
Chữ viết tay của Ali-Akbar Dehkhoda, kiểu chữ cong điển hình.
Từ "Ba Tư" bằng chữ Pahlavi.

Hầu hết văn bản tiếng Ba Tư được viết bằng chữ Ả rập. Nó còn được viết bằng chữ cái Cyril ở Tajikistan (xem bảng chữ cái Tajik). Cũng có một vài hệ thống Latin hóa tiếng Ba Tư.

Bảng chữ cái Ba Tư

Tiếng Ba Tư Iran và Afghan hiện đại dùng bảng chữ cái Ba Tư, một phiên bản sửa đổi bố sung của bảng chữ cái Ả rập dùng cách phát âm và thêm những chữ cái không có trong bảng chữ cái Ả rập.

Những nguyên âm ngắn về mặt lịch sử không được viết, chỉ những nguyên âm dài được đại diện trong văn bản, vì thế những từ phân biệt với nhau chỉ bằng nguyên âm ngắn đều mơ hồ trong văn viết: kerm "giun" karam "hào phóng" kerem "kem" và krom "crôm" đều là (کرم). Người đọc cần phải phân biệt từ bối cảnh. Hệ thống dấu nguyên âm Ả rập harakat cũng được sử dụng, một số có cách phát âm khác. Ví dụ, một ḍammah phát âm là [ʊ~u], trong khi đó tiếng Ba Tư Iran phát âm là [o]. Hệ thống này không được dùng trong văn học Ba Tư đại chúng, mà cơ bản chỉ để giảng dạy hoặc trong từ điển.

Xắp xếp bàn phím nhập tiếng Ba Tư.

Có vài chữ ái chỉ dùng trong từ mượn tiếng Ả rập, được phát âm tương tự như chữ cái Ba Tư. Bốn chữ cái về mặt chức năng giống hệt nhau cho âm /z/ (ز ذ ض ظ), ba chữ cái cho /s/ (س ص ث), hai chữ cái cho /t/ (ط ت), hai chữ cái cho /h/ (ح ه). Mặt khác, có bốn chữ cái không cho trong tiếng Ả rập پ چ ژ گ.

Chữ cái thêm

Thêm bốn chữ cái vào bảng chữ cái Ả rập:

Âm Dạng đơn Dạng cuối Dạng giữa Dạng đầu Tên gọi
/p/ پ ـپ ـپـ پـ pe
/tʃ/ چ ـچ ـچـ چـ če (che)
/ʒ/ ژ ـژ ـژ ژ že (zhe or jhe)
/ɡ/ گ ـگ ـگـ گـ ge (gāf)

Về mặt lịch sử, cung có một chữ cái cho âm /βべーた/. Chữ cái này không còn được sử dụng,vì /βべーた/- thay đổi âm thành /b/, e.g زڤان /zaβべーたān/ thành زبان /zæbɒn/ 'ngôn ngữ'.[42]

Âm Dạng đơn Dạng cuối Dạng giữa Dạng đầu Tên gọi
/βべーた/ ڤ ـڤ ـڤـ ڤـ βべーたe

Biến thể

Một số chữ cái Ả rập bị sửa đổi. Ví dụ, alef với hamza bên dưới ( إ ) đổi thành alef ( ا ); những từ dùng nhiều hamzas được đọc bằng một hamza khác (vậy nên مسؤول thành مسئول) thậm chí chữ cái ấy cũng đúng trong tiếng Ả rập teh marbuta ( ة ) thành heh ( ه ) hay teh ( ت ).

Những chữ cái khác biệt về hình dạng là:

Chữ kiểu Ả rập Chữ kiêu Ba Tư Tên gọi
ك ک ke (kāf)
ي ی ye

Bảng chữ cái Latin

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã công bố một tiêu chuẩn chuyển tự sang chữ Latin, ISO 233-3, tiêu đề "Information and documentation – Transliteration of Arabic characters into Latin characters – Part 3: Persian language – Simplified transliteration". Nhưng phác đồ chuyển tự không được dùng rộng rãi.

Một bảng chữ cái Latin khác, Bảng chữ cái Turk chung, sử dụng ở Tajikistan trong những năm thập niên 1920 và 1930.[43]

Bảng chữ cái Tajik

Tajiki advertisement for an academy


Ví dụ

The following text is from Article 1 of the Tuyên ngôn nhân quyền liên hiệp quốc.

Ba Tư Iran همه‌ی افراد بشر آزاد به دنیا می‌آیند و حیثیت و حقوق‌شان با هم برابر است، همه اندیشه و وجدان دارند و باید در برابر یکدیگر با روح برادری رفتار کنند.
Chuyển tự Hameye afrâd bašar âzâd be donyâ miâyand o heysiyat o hoğuğe šân bâ ham barâbar ast hame šân andiše o vejdân dârand o bâjad dar barâbare yekdigar bâ ruhe barâdari raftâr konand.
IPA [hæmeje æfrɒde bæʃær ɒzɒd be donjɒ miɒjænd o hejsijæt o hoɢuɢe ʃɒn bɒ hæm bærɒbær æst hæme ʃɒn ændiʃe o vedʒdɒn dɒrænd o bɒjæd dær bærɒbære jekdiɡær bɒ ruhe bærɒdæri ræftɒr konænd]
Tajiki Ҳамаи афроди башар озод ба дунё меоянд ва ҳайсияту ҳуқуқашон бо ҳам баробар аст, ҳамаашон андешаву виҷдон доранд ва бояд дар баробари якдигар бо рӯҳи бародарӣ рафтор кунанд.
Dịch Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi, được trao cho lý trí và nhận thức và nên đối xử với nhau trên tình thần hữu nghị.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c Samadi, Habibeh; Nick Perkins (2012). Martin Ball; David Crystal; Paul Fletcher (biên tập). Assessing Grammar: The Languages of Lars. Multilingual Matters. tr. 169. ISBN 978-1-84769-637-3.
  2. ^ “IRAQ”. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ Pilkington, Hilary; Yemelianova, Galina (2004). Islam in Post-Soviet Russia. Taylor & Francis. tr. 27. ISBN 978-0-203-21769-6.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết): "Among other indigenous peoples of Iranian origin were the Tats, the Talishes and the Kurds"
  4. ^ Mastyugina, Tatiana; Perepelkin, Lev (1996). An Ethnic History of Russia: Pre-revolutionary Times to the Present. Greenwood Publishing Group. ISBN 978-0-313-29315-3.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết), p. 80: "The Iranian Peoples (Ossetians, Tajiks, Tats, Mountain Judaists)"
  5. ^ a b c d e f Windfuhr, Gernot: The Iranian Languages, Routledge 2009, p. 418.
  6. ^ Mikael Parkvall, "Världens 100 största språk 2007" (The World's 100 Largest Languages in 2007), in Nationalencyklopedin
  7. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Farsic – Caucasian Tat”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  8. ^ Asta Olesen, "Islam and Politics in Afghanistan, Volume 3", Psychology Press, 1995. pg 205: "There began a general promotion of the Pashto language at the expense of Fārsi – previously dominant at the educational and administrative level – and the term 'Dari' for the Afghan version of Persian came into common use, being officially adopted in 1958"
  9. ^ Baker, Mona (2001). Routledge Encyclopedia of Translation Studies. Psychology Press. ISBN 978-0-415-25517-2.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết), pg 518: "among them the realignment of Central Asian Persian, renamed Tajiki by the Soviet Union"
  10. ^ a b c Lazard, Gilbert 1975, "The Rise of the New Persian Language" in Frye, R. N., The Cambridge History of Iran, Vol. 4, pp. 595–632, Cambridge: Cambridge University Press. "The language known as New Persian, which usually is called at this period (early Islamic times) by the name of Dari or Farsi-Dari, can be classified linguistically as a continuation of Middle Persian, the official religious and literary language of Sassanian Iran, itself a continuation of Old Persian, the language of the Achaemenids. Unlike the other languages and dialects, ancient and modern, of the Iranian group such as Avestan, Parthian, Soghdian, Kurdish, Balochi, Pashto, etc., Old Persian, Middle and New Persian represent one and the same language at three states of its history. It had its origin in Fars (the true Persian country from the historical point of view) and is differentiated by dialectical features, still easily recognizable from the dialect prevailing in north-western and eastern Iran."
  11. ^ Ulrich Ammon, Norbert Dittmar, Klaus J. Mattheier, Peter Trudgill, "Sociolinguistics Hsk 3/3 Series Volume 3 of Sociolinguistics: An International Handbook of the Science of Language and Society", Walter de Gruyter, 2006. 2nd edition. pg 1912. Excerpt: "Tiếng Ba Tư trung đại, còn được gọi là Pahlavi, là sự tiếp nối trực tiếp của tiếng Ba Tư cổ, và đã được dùng như ngôn ngữ viết chính thức quốc gia." "Tuy nhiên, sau cuộc xâm lược của người Hồi giáo và sự sụp đổ của nhà Sassanid, tiếng Pahlavi dần bị thay thế bởi Dari, bản thân cũng là một dạng của tiếng Ba Tư trung đại, với lượng từ mượn đáng kể từ tiếng Ả Rập và Parthia."
  12. ^ Skjærvø, Prods Oktor (2006). Encyclopedia Iranica, "Iran, vi. Iranian languages and scripts, "new Persian, is "the descendant of Middle Persian" and has since been "official language of Iranian states for centuries", whereas for other non-Persian Iranian languages "close genetic relationships are difficult to establish" between their different (Middle and Modern) stages. Modern Yaḡnōbi belongs to the same dialect group as Sogdian, but is not a direct descendant; Bactrian may be closely related to modern Yidḡa and Munji (Munjāni); and Wakhi (Wāḵi) belongs with Khotanese."
  13. ^ a b c Richard Davis, "Persian" in Josef W. Meri, Jere L. Bacharach, "Medieval Islamic Civilization", Taylor & Francis, 2006. pp. 602–603. "The grammar of New Persian is similar to many contemporary European languages."Similarly, the core vocabulary of Persian continued to be derived from Pahlavi.
  14. ^ Encyclopædia Britannica: Persian literature, retrieved September 2011.
  15. ^ Holes, Clive (2001). Dialect, Culture, and Society in Eastern Arabia: Glossary. BRILL. ISBN 90-04-10763-0.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết), p. XXX
  16. ^ a b Lazard, Gilbert, "Pahlavi, Pârsi, dari: Les langues d'Iran d'apès Ibn al-Muqaffa" in R.N. Frye, Iran and Islam. In Memory of the late Vladimir Minorsky, Edinburgh University Press, 1971.
  17. ^ Nushin Namazi (ngày 24 tháng 11 năm 2008). “Persian Loan Words in Arabic”. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2009.
  18. ^ a b Classe, Olive (2000). Encyclopedia of literary translation into English. Taylor & Francis. tr. 1057. ISBN 1-884964-36-2. Since the Arab conquest of the country in 7th century AD, many loan words have entered the language (which from this time has been written with a slightly modified version of the Arabic script) and the literature has been heavily influenced by the conventions of Arabic literature.
  19. ^ a b Ann K. S. Lambton, Persian grammar, Cambridge University Press 1953. "The Arabic words incorporated into the Persian language have become Persianized".
  20. ^ Windfuhr, Gernot (1987). Comrie, Berard (biên tập). The World's Major Languages. Oxford: Oxford University Press. tr. 523–546. ISBN 978-0-19-506511-4.
  21. ^ Harper, Douglas. “Persia”. Online Etymology Dictionary.
  22. ^ Oxford English Dictionary online, s.v. "Persian", draft revision June 2007.
  23. ^ Spooner, Brian; Hanaway, William L. (2012). Literacy in the Persianate World: Writing and the Social Order. University of Pennsylvania Press. tr. 6, 81. ISBN 978-1934536568.
  24. ^ Spooner, Brian (2012). “Dari, Farsi, and Tojiki”. Trong Schiffman, Harold (biên tập). Language Policy and Language Conflict in Afghanistan and Its Neighbors: The Changing Politics of Language Choice. Leiden: Brill. tr. 94. ISBN 978-9004201453.
  25. ^ Campbell, George L.; King, Gareth biên tập (2013). “Persian”. Compendium of the World's Languages (ấn bản 3). Routledge. tr. 1339. ISBN 9781136258466.
  26. ^ Beeman, William. “Persian, Dari and Tajik” (PDF). Brown University. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2013.
  27. ^ Gernot Windfuhr, "Persian Grammar: history and state of its study", Walter de Gruyter, 1979. pg 4:""Tat- Persian spoken in the East Caucasus""
  28. ^ V. Minorsky, "Tat" in M. Th. Houtsma et al., eds., The Encyclopædia of Islam: A Dictionary of the Geography, Ethnography and Biography of the Muhammadan Peoples, 4 vols. and Suppl., Leiden: Late E.J. Brill and London: Luzac, 1913–38.
  29. ^ V. Minorsky, "Tat" in M. Th. Houtsma et al., eds., The Encyclopædia of Islam: A Dictionary of the Geography, Ethnography and Biography of the Muhammadan Peoples, 4 vols. and Suppl., Leiden: Late E.J. Brill and London: Luzac, 1913–38. Excerpt: "Like most Persian dialects, Tati is not very regular in its characteristic features"
  30. ^ C Kerslake, Journal of Islamic Studies (2010) 21 (1): 147–151. excerpt: "It is a comparison of the verbal systems of three varieties of Persian—standard Persian, Tat, and Tajik—in terms of the 'innovations' that the latter two have developed for expressing finer differentiations of tense, aspect and modality..." [1]
  31. ^ Borjian, Habib (2006). “Tabari Language Materials from Il'ya Berezin's Recherches sur les dialectes persans”. Iran & the Caucasus. 10 (2): 243–258. doi:10.1163/157338406780346005., "It embraces Gilani, Talysh, Tabari, Kurdish, Gabri, and the Tati Persian of the Caucasus, all but the last belonging to the north-western group of Iranian language."
  32. ^ Perry, J. R. (2005) A Tajik Persian Reference Grammar (Boston : Brill) ISBN 90-04-14323-8
  33. ^ International Phonetic Association (1999). Handbook of the International Phonetic Association: A guide to the use of the International Phonetic Alphabet. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 124–125. ISBN 978-0-521-63751-0.
  34. ^ Jahani, Carina (2005). “The Glottal Plosive: A Phoneme in Spoken Modern Persian or Not?”. Trong Éva Ágnes Csató; Bo Isaksson; Carina Jahani (biên tập). Linguistic Convergence and Areal Diffusion: Case studies from Iranian, Semitic and Turkic. London: RoutledgeCurzon. tr. 79–96. ISBN 0-415-30804-6.
  35. ^ Thackston, W. M. (1 tháng 5 năm 1993). “The Phonology of Persian”. An Introduction to Persian (ấn bản 3). Ibex Publishers. tr. xvii. ISBN 0-936347-29-5.
  36. ^ Megerdoomian, Karine (2000). Persian computational morphology: A unification-based approach (PDF). tr. 1. Đã bỏ qua tham số không rõ |booktitle= (trợ giúp)
  37. ^ Mahootian, Shahrzad (1997). Persian. London: Routledge. ISBN 0-415-02311-4.
  38. ^ Yousef, Saeed, Torabi, Hayedeh (2013), Basic Persian: A Grammar and Workbook, New York: Routledge, ISBN 9781136283888, p.37
  39. ^ John R. Perry, "Lexical Areas and Semantic Fields of Arabic" in Éva Ágnes Csató, Eva Agnes Csato, Bo Isaksson, Carina Jahani, Linguistic convergence and areal diffusion: case studies from Iranian, Semitic and Turkic, Routledge, 2005. pg 97: "It is generally understood that the bulk of the Arabic vocabulary in the central, contiguous Iranian, Turkic and Indic languages was originally borrowed into literary Persian between the ninth and thirteenth centuries"
  40. ^ John R. Perry, "Lexical Areas and Semantic Fields of Arabic" in Éva Ágnes Csató, Eva Agnes Csato, Bo Isaksson, Carina Jahani, Linguistic convergence and areal diffusion: case studies from Iranian, Semitic and Turkic, Routledge, 2005. p.97
  41. ^ Perry 2005, p. 99.
  42. ^ “PERSIAN LANGUAGE i. Early New Persian”. Iranica Online. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019.
  43. ^ Perry, John R. (2005). A Tajik Persian Reference Grammar. Boston: Brill. ISBN 90-04-14323-8.

Liên kết ngoài

Đọc thêm

Liên kết ngoài