(Translated by https://www.hiragana.jp/)
VTV2 – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

VTV2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
VTV2
Quốc giaViệt Nam
Trụ sở43 Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt
Định dạng hình1080i HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuĐài Truyền hình Việt Nam
Kênh liên quanVTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ
Lịch sử
Lên sóng1 tháng 1 năm 1990; 34 năm trước
Liên kết ngoài
Websitevtv.vn
Có sẵn
Mặt đất
DVB-T2Toàn quốc, thay đổi theo khu vực
AVGKênh 6
Thaicom 64034 H 19200
Trực tuyến
VTVGoXem trực tiếp
VTV.vnXem trực tiếp
FPT PlayXem trực tiếp

VTV2kênh truyền hình khoa họcgiáo dục của Đài Truyền hình Việt Nam, với các bản tin và chương trình chuyên đề hướng đến mục tiêu cải thiện dân sinh, phổ biến kiến thức khoa học - công nghệ. Nội dung của kênh được chịu trách nhiệm bởi Ban Khoa giáo của VTV, tập trung vào nhiều đối tượng khán giả khác nhau với hình thức thể hiện đa dạng.

Hiện nay, VTV2 được truyền dẫn trên các hạ tầng truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình số vệ tinh và các dịch vụ truyền hình trả tiền khác.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Khoa giáo có tiền thân là Phòng Khoa giáo được hình thành vào năm 1987. Ngày 1 tháng 1 năm 1990, Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập Ban Khoa giáo, trên cơ sở Phòng Khoa giáo. Cũng trong ngày này, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức phát sóng Chương trình 2, sau này là kênh VTV2. Năm 1996, kênh được phủ sóng qua vệ tinh và đến năm 2002, kênh được tách thành kênh riêng trên vệ tinh. Năm 2004, VTV2 được tách thành kênh riêng trên cả nước.

Ngày 20 tháng 5 năm 2015, kênh VTV2 được phát sóng thử nghiệm với chất lượng HD trên hệ thống truyền hình cáp kỹ thuật số của VTVCab, và sau đó ít ngày được phát sóng trực tuyến tại trang điện tử VTVgo của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là kênh truyền hình thứ tư nằm trong hệ thống các kênh quảng bá của VTV được phát sóng dưới định dạng HD.[1] Từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, VTV2 HD được lên sóng quảng bá chính thức trên hệ thống truyền dẫn kĩ thuật số mặt đất, và cũng là kênh thứ hai của VTV phát sóng HD toàn thời gian trên hệ thống này, sau VTV6.

Logo kênh VTV2 HD (20/05/2015 - 31/12/2019; 08/01/2020 - 01/11/2022)

Từ năm 2007-2012, hầu hết các sự kiện thể thao từng được phát sóng trên VTV3 được chuyển hẳn sang kênh này. 2012 là năm cuối cùng các sự kiện thể thao được phát sóng trên kênh này, trước khi chuyển hết sang kênh VTV6 từ năm 2013-2022. Từ ngày 10 tháng 10 năm 2022 đến nay, sau khi kênh VTV6 ngừng phát sóng, một số chương trình thể thao phát sóng trên kênh VTV6 được chuyển sang các kênh truyền hình khác của đài, trong đó có VTV2, từ đó đưa tất cả các sự kiện thể thao trở lại trên VTV2 sau 9 năm ngừng phát sóng.

Khẩu hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1990–2014: Khoa học - Giáo dục.
  • 2014–2015: Tích lũy từ giá trị nhỏ nhất - Ươm mầm ước mơ khoa học - Hấp dẫn từ sự khác biệt.
  • 2015–2017: Sắc màu cuộc sống.
  • 2017–nay: Chất lượng cuộc sống.

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quyền Trưởng ban: Lê Hải Anh.
  • Phó Trưởng ban: Nguyễn Trường Thành, Trịnh Quốc Đông, Nguyễn Thị Kim Hoa.

Thời lượng phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Giam tiền thưởng sau lễ trao giải "Hiền tài nước Việt"

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban tổ chức chương trình "Hiền tài đất Việt" cùng với Công ty cơ khí thương mại Thăng Long & Đài Truyền hình Việt Nam bị rắc rối liên lụy sau sự cố Giam tiền thưởng 2 Huy chương vàng Olympic Vật lý Quốc tế.[9][10]

Khung giờ phim người lớn gây tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

VTV2 đã từng gây tranh cãi về phim người lớn Chuyện ấy là chuyện nhỏ. Sau khi phim lên sóng đã dấy lên nhiều ý kiến phản đối của dư luận về những hình ảnh nhạy cảm cũng như lời thoại về các vấn đề tế nhị trên phim. Kể từ cuối tháng 11, sau 5 tập phát sóng, VTV đã ngừng phát sóng phim này.[11][12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Khán giả hào hứng với chuẩn HD trên kênh VTV2”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ a b “Lịch phát sóng VTV1, VTV2, VTV3 ngày 1 tháng 4 năm 1994 và 31 tháng 3 năm 1996”.
  3. ^ “Mass Media”. Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh).
  4. ^ a b Vào thời điểm diễn ra kỳ thi đại học, VTV2 phát thêm chương trình buổi đêm, nối tiếp chương trình VTV1 sau 23:00.
  5. ^ a b “Lịch phát sóng VTV1, VTV2, VTV3, Hà Nội, HTV7 và HTV9 ngày 30 - 31 tháng 3 năm 1998”.
  6. ^ “Chương trình VTV2, Thứ hai, ngày 30 tháng 4 năm 2001. VTV.org.vn”. 30 tháng 4 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ “Từ 30/04/2001 - cả nước được xem chương trình VTV2 vào buổi tối, từ 20:30 tới 23h00”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2019.
  8. ^ Tại hầu hết đa số tỉnh thành trên cả nước, kênh VTV2 được phát sóng chung với kênh truyền hình của Đài PT-TH tỉnh.
  9. ^ 'Giam' tiền thưởng 2 Huy chương vàng Olympic Vật lý Quốc tế”. thuvienphapluat.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ Sự cố này còn có sự góp mặt của Công ty Cơ khí Thăng Long và Công ty Truyền thông STV Việt Nam.
  11. ^ “VTV ngừng phát sóng 'Sex and the City'. 12 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ 'Sex and the city' ngừng phát sóng tại Việt Nam”. VnExpress. 3 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2019.