Tiếng Moghol
Tiếng Mogholi | |
---|---|
Sử dụng tại | Afghanistan |
Khu vực | Gần tỉnh Herat |
Tổng số người nói | 200 |
Dân tộc | 2.000[1] |
Phân loại | Mông Cổ
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | mhj |
Glottolog | mogh1245 [2] |
ELP | Mogholi |
Tiếng Moghol (hay Mogholi; tiếng Dari: مُغُلی) là một ngôn ngữ Mông Cổ rất nguy cấp hoặc có thể đã tuyệt chủng được nói ở tỉnh Herat, Afghanistan, tại các làng Kundur và Karez-i-Mulla. Nó được sử dụng bởi người Moghol, với khoảng 2.000 nhân khẩu vào những năm 1970. Họ là hậu duệ của những đội quân Mông Cổ dưới trướng Thành Cát Tư Hãn đóng quân ở Afghanistan vào thế kỷ 13.[3]
Vào thập niên 1970, khi học giả người Đức Michael Weiers nghiên cứu thực địa về tiếng Moghol, rất ít người nói ngôn ngữ này, hầu hết biết đến nó một cách thụ động và hầu hết đều trên 40 tuổi. Không biết liệu có còn người nói ngôn ngữ này hay không.[4]
Ngôn ngữ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Ba Tư về âm vị học, hình thái học và cú pháp, khiến Weiers tuyên bố rằng nó có bề ngoài của một "ngôn ngữ creole Nội Á thực sự".[4]
Chữ viết
[sửa | sửa mã nguồn]Trong lịch sử, tiếng Moghol được viết bằng phiên bản sửa đổi của chữ viết Ba Tư-Ả Rập.[5] Văn học tiếng Moghol còn tồn tại bao gồm các văn bản Hồi giáo, thơ ca, từ vựng Mogholi-Ba Tư và ngữ pháp Mogholi.[6]
ح | چ | ج | ث | ت | پ | ب | ا |
ش | س | ژ | ز | ر | ذ | د | خ |
ق | ف | غ | ع | ظ | ط | ض | ص |
ی | و | ه | ن | م | ل | گ | ك |
Âm vị học
[sửa | sửa mã nguồn]Âm vị học của tiếng Moghol chịu ảnh hưởng từ tiếng Ba Tư. Nó có một hệ thống sáu nguyên âm với độ dài không tương phản: /i e a u o ɔ/.[4]
Đại từ
[sửa | sửa mã nguồn]Các đại từ nhân xưng tiếng Moghol là:[4]
ngôi | số ít | số nhiều |
---|---|---|
thứ 1 | bi | bidah ~ bidat (chúng ta);
mån (chúng tôi) |
thứ 2 | ci | tå ~ tåd |
thứ 3 | i ~ ih | tid ~ tit |
Các đại từ chỉ định là:[4]
- inah ~ enah "cái này"
- inat ~ enad "những cái này"
- mun~ munah "cái kia"
- munat ~ mutah ~ mutat "những cái kia"
Các đại từ nghi vấn là:[4]
- emah ~ imah ~ imas "cái gì"
- ken~ kiyan "ai"
- kenaiki "của ai"
- emadu ~ imadu ~ emaji ~ imaji ~ emagalah "tại sao"
- emaula- "để làm gì"
- ked ~ keddu "bao nhiêu"
- keja "khi nào"
- oshtin "làm thế nào"
Các đại từ phản thân là:[4]
- orin "bản thân"
- orindu-nah "cho bản thân"
- usa-nah "bản thân"
Văn bản mẫu
[sửa | sửa mã nguồn]Weiers đã ghi lại bài thơ sau đây của nhà thơ Moghol Abd Al-Qadir.
Văn bản tiếng Moghol của Weiers:
|
Dịch ý tiếng Việt:
|
Một bài thơ hoặc bài hát tiếng Moghol khác của Abd Al-Qadir được viết bằng chữ Ả Rập (từ Weiers):
Văn bản tiếng Moghol của Weiers:
|
Dịch ý tiếng Việt:
|
Số đếm
[sửa | sửa mã nguồn]
Nghĩa tiếng Việt | Tiếng Moghol[4] | Tiếng Mông Cổ nguyên thủy[7] |
Tiếng Mông Cổ hiện đại | |
---|---|---|---|---|
1 | một | nikah ~ nika/n | *nike/n | neg |
2 | hai | qeyår ~ qiar | *koxar ~ *koyar | khoyor |
3 | ba | ghorbån ~ qurban | *gurba/n | gurav |
4 | bốn | dorbån ~ durba/n | *dörbe/n | döröv |
5 | năm | tåbun ~ tabun | *tabu/n | tav |
6 | sáu | åsun ~ essun ~ jurghan ~ shish | *jirguxa/n | zurgaa |
7 | bảy | dålån ~ húft | *doluxa/n | doloo |
8 | tám | sålån ~ húshtu | *na(y)ima/n | naym |
9 | chín | tåsån ~ no | *yersü/n | yös |
10 | mười | arbån ~ arban ~ dá | *xarba/n | arav |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ethnologue: Languages of the World . SIL International.[Bản mẫu này đã lỗi thời và phải được thay bằng bản mẫu chỉ đến ấn bản Ethnologue tương ứng]
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mogholi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Sayed Zaki Faqerzai (7 tháng 11 năm 2024). “Language of Speaking in Afghanistan”. AsiaFront.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014.
- ^ a b c d e f g h Weiers, Michael. 2003. "Moghol," The Mongolic Languages. Ed. Juha Janhunen. Routledge Language Family Series 5. London: Routledge. Pages 248–264.
- ^ Mogholi alphabet is in Omniglot shown: https://www.omniglot.com/writing/mogholi.htm
- ^ Sanders, Alan J. K. (2017). Historical Dictionary of Mongolia. Rowman & Littlefield. tr. 530. ISBN 978-1-5381-0227-5.
- ^ Janhunen, Juha. 2003. The Mongolic Languages, p.16. Routledge Language Family Series 5. London: Routledge.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- G. J. Ramstedt. 1906. "Mogholica. Beiträge zur kenntnis der moghol-sprache in Afghanistan." JSFOu 23-4.
- Louis Ligeti. 1954. "Le lexique moghol de R. Leech," AOH 4.
- Л. Лигети. 1954. "О монгольских и тюркиских языках и диалектах Афганистана," AOH 4.
- Sh. Iwamura and H. F. Schurmann. 1954. "Notes on Mongolian Groups in Afghanistan," Silver Jubilee Volume of the Zinbun-Kagaku-Kenkyusyo, Kyoto University. Kyoto University.
- Shinobu Iwamura. 1961. The Zirni Manuscript: A Persian-Mongolian Glossary and Grammar. Kyoto University.
- H. F. Schurmann. 1962. The Moghols of Afghanistan. Mouton & Co.
- Michael Weiers. 1972. Die Sprache der Moghol der Provinz Herat in Afghanistan (Sprachmaterial, Grammatik, Wortliste). Opladen: Westdeutscher Verlag.