(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công an Hoàng gia Thái Lan
สำนักงานตำรวจแห่งชาติ
Công an kỳ
Công an hiệu
Lễ kỷ niệm17 tháng 10
Các tư lệnh
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra
Tổng cục trưởng Tổng cục Công an Torsak Sukvimol

Công an Hoàng gia Thái Lan (tiếng Thái: สำนักงานตำรวจแห่งชาติ; RTGSsamnakngan tamruat haeng chat) là lực lượng các an ninh và cảnh sát của Thái Lan. Công an Hoàng gia Thái Lan có khoảng 230.000 công an viên, chiếm khoảng 17% tổng số công chức (không tính quân đội và nhân viên các doanh nghiệp nhà nước).[1][2][3] Công an Hoàng gia Thái Lan thường được công nhận là lực lượng vũ trang thứ tư của Thái Lan vì truyền thống, khái niệm, văn hóa, kỹ năng và đào tạo của họ tương đối giống với Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Hầu hết các công an viên cần phải tốt nghiệp Trường dự bị Học viện Lực lượng Vũ trang trước khi vào Học viện Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, họ cũng trải qua khóa huấn luyện bán quân sự tương tự như quân đội nhưng tập trung hơn vào việc thi hành pháp luật.

Về việc ai là lãnh đạo: Tính đến ngày 24 tháng 6 năm 2024, cựu Thủ tướng Srettha Thavisin vẫn chưa chấp thuận việc phục chức cho Đại tướng Torsak Sukvimol".[4] Đầu tháng đó, phương tiện truyền thông đưa tin rằng Torsak Sukvimol đã được phục chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công an.[5] Trước đó ngày 20 tháng 3 năm 2024, Kitrat Panphet giữ quyền Tổng cục trưởng; tuy nhiên, Torsak Sukvimol vẫn là Tổng cục trưởng trong khi đã được chuyển đến một vị trí không hoạt động tại văn phòng thủ tướng; vào ngày chuyển giao, Torsak Sukvimol đã họp với thủ tướng.[6] Tính đến ngày 21 tháng 3, Đại tướng Winai Thongsong "cho biết [...] rằng ông vẫn không thể xác nhận liệu cuộc điều tra có kết thúc trong vòng 60 ngày được giao hay trước khi" Torsak Sukvimol nghỉ hưu vào tháng 9.[7]

Công an viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Cảnh sát giao thông Công an huyện Huai Khot, Uthai Thani

Khoảng 8% (18.400) trong tổng số lực lượng công an của Thái Lan là phụ nữ.[8] Để so sánh, ở Philippines, tỷ lệ nữ công an là 20%, ở Malaysia là 18% và ở Thụy Điển là 30%, nơi có tỷ lệ nữ công an cao nhất thế giới.[9] Trong số 8.000 điều tra viên Công an Hoàng gia Thái Lan thì có 400 điều tra viên là phụ nữ.[10]

Vào năm 2009, phụ nữ lần đầu tiên được nhận vào Học viện Cảnh sát Hoàng gia (thành lập năm 1901). Kể từ đó, trường đã đào tạo được khoảng 700 nữ công an. Bắt đầu từ lớp tuyển sinh năm học 2019, 280 suất dành riêng cho phụ nữ trước đây đã bị hủy bỏ.[11][12] Đầu năm 2018, Công an Hoàng gia Thái Lan đã cấm phụ nữ đảm nhiệm các vai trò "cán bộ điều tra". Lý do đưa ra là phụ nữ bị cản trở bởi trách nhiệm gia đình, do đó kém hiệu quả hơn nam. Phụ nữ vẫn có thể trở thành công an thông qua các con đường khác. Ví dụ, phụ nữ có bằng luật sẽ được tuyển dụng.

Cựu Tổng cục trưởng Chakthip Chaijinda cho rằng việc cấm phụ nữ gia nhập học viện Cảnh sát Hoàng gia là do chính sách mới của Bộ Quốc phòng rằng tất cả học viên học viện Cảnh sát Hoàng gia phải trải qua giai đoạn đào tạo ban đầu tại Trường Dự bị Học viện Lực lượng Vũ trang dành riêng cho nam. Những người chỉ trích cho rằng chính sách mới này vi phạm Đạo luật Bình đẳng giới năm 2015,[13] hiến pháp, chiến lược quốc gia 20 năm của Thái Lan cũng như các công ước quốc tế cấm phân biệt đối xử về giới.[14]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Công an Hoàng gia Thái Lan được chia thành nhiều khu vực và lực lượng, mỗi khu vực có quyền hạn riêng.

Công an Thủ đô

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu tượng Công an Thủ đô
Cảnh sát kỵ binh của Đội tuần tra và hoạt động đặc biệt thuộc Công an Thủ đô

Chịu trách nhiệm thực thi pháp luật cho thủ đô Bangkok và các vùng ngoại ô, lực lượng Công an Thủ đô có lẽ là đơn vị dễ thấy và dễ nhận biết nhất trong tất cả các lực lượng. Lực lượng này hoạt động dưới sự lãnh đạo của một Chỉ huy trưởng mang cấp bậc hàm Thượng tướng được hỗ trợ bởi sáu Phó Chỉ huy trưởng. Về mặt tổ chức, Công an Thủ đô được chia thành ba đơn vị, mỗi đơn vị chịu trách nhiệm về một trong ba khu vực: Bắc Bangkok, Nam Bangkok và Thonburi. Tính đến năm 2019, có 88 đồn công an trên khắp thủ đô, mỗi đồn có 30-200 công an viên trực thuộc.[15] Ngoài việc tuần tra bộ binh khắp thành phố, công an Thủ đô còn duy trì các đơn vị cơ giới, chó nghiệp vụ, bảo vệ tòa nhà, chuyên gia kiểm soát giao thông và nhân viên thực thi pháp luật được đào tạo để đối phó với trẻ vị thành niên. Sở Cảnh sát Giao thông cũng cung cấp đội hộ tống và đội Danh dự cho nhà vua và các chức sắc đến thăm, đóng vai trò là lực lượng kiểm soát bạo loạn để ngăn chặn các cuộc biểu tình và giải tán đám đông hỗn loạn ở Bangkok.

  • Sở Cảnh sát Giao thông, Sở Cảnh sát Giao thông (TPD) bắt đầu hoạt động vào năm 1927 với tên gọi "Sở Đăng ký". Các Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm tuần tra các con đường trong phạm vi trách nhiệm của họ. Ngoài nhiệm vụ tuần tra đường bộ nói chung, họ còn làm việc để cải thiện an toàn đường bộ, giải quyết các tội phạm về phương tiện và tội phạm sử dụng mạng lưới đường bộ. Họ hỗ trợ các đơn vị khác khi họ liên tục tuần tra như một phần nhiệm vụ tuần tra của mình.

Cục Cảnh sát Biên phòng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Cảnh sát Điều tra Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục An ninh Di trú

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Cảnh sát Phòng chống Ma túy

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Hậu cần

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Y tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Công an tỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Chi nhánh Đặc biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Cảnh sát Du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp hiệu, cấp bậc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thailand / Asia & South Pacific / Member countries / Internet / Home - INTERPOL”. www.interpol.int. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Saelawong, Tippatrai; Chatinakrob, Thanapat (24 tháng 2 năm 2016). “How to boost confidence in the police”. Bangkok Post. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ “Thailand Royal Thai Police”. Interpol. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/2816425/kingdoms-top-cops-set-poor-example?tbref=hp. Bangkok Post. Retrieved 2024-06-24
  5. ^ https://www.bangkokpost.com/thailand/general/2814586/police-chief-torsak-reinstated-says-wissanu. Bangkok Post. Retrieved 2024-06-20
  6. ^ Police chief Torsak, deputy Surachate transferred to inactive posts. Bangkok Post. Retrieved 2024-03-20
  7. ^ PM transfers police chief, deputy for "justice". Bangkok Post. 2024-03-21. Retrieved 2024-03-21
  8. ^ “Arrest sexism in police force” (Opinion). Bangkok Post. 6 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  9. ^ Ngamkham, Wassayos; Laohong, King-Oua (10 tháng 9 năm 2018). “Police stand their ground on female ban”. Bangkok Post. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2018.
  10. ^ Panyasuppakun, Kornrawee (3 tháng 9 năm 2018). “Men-only Police Academy will 'hamper' probes into sex crime”. The Nation. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  11. ^ “RTP extends 'males-only' policy to cadets”. Bangkok Post. 3 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  12. ^ Fullerton, Jamie (5 tháng 9 năm 2018). “Thai police academy bans women from enrolling”. The Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  13. ^ “Thailand Gender Equality Act” (PDF). Human Rights Watch. 21 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  14. ^ “Police force takes blundering step backwards”. The Nation. 6 tháng 9 năm 2018. Bản gốc (Opinion) lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  15. ^ Ngamkham, Wassayos (28 tháng 10 năm 2019). “Top cop champions 'back to basics'. Bangkok Post. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]