Chính tả tiếng Việt là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữtiếng Việt. Đây là một hệ thống quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các ký tựdấu câu thể hiện, lối viết hoa, hợp thức hóa các nguyên tắc, phương vị khác nhau theo vùng miền, thời gian của tiếng Việt, thống nhất cách viết đáp ứng mục tiêu chính xác. Chính tả tiếng Việt có: chính tả phổ thông – nhóm cơ bản thuộc quy định bắt buộc đối với chữ viết; chính tả theo trường hợp – nhóm những cách viết khác nhau nhưng đều được chấp nhận; chính tả văn bản quy phạm pháp luật – nhóm mang tính đồng nhất, khoa học. Hiện nay, chính tả tiếng Việt vẫn đang tồn tại các vấn đề tranh luận, chưa nhất quán, cách ghi chép và sử dụng khác nhau trên thực tế; chính tả tiếng Việt đang trong quá trình nghiên cứu, tập trung chuẩn hóa hệ thống toàn quốc.
Âm vị học tiếng Việt là tập hợp cách phát âm tiếng Việt, tập trung vào các chi tiết kỹ thuật trong việc phát âm tiếng Việt viết bằng chữ Quốc ngữ. Các tài liệu ngôn ngữ học ở Việt Nam sử dụng nhiều kiểu ký hiệu ngữ âm khác nhau để ký âm tiếng Việt. Để biểu thị cùng một âm, có thể xuất hiện các kiểu ký hiệu khác nhau trong chữ Quốc ngữ. Cùng một ký hiệu lại có thể được biểu thị bởi những âm khác nhau. Trường hợp các kí hiệu và ngữ âm phối hợp tạo thành một hệ thống hỗn hợp dùng để ký âm tiếng Việt.
Ngữ pháp tiếng Việt là những đặc điểm của tiếng Việt theo các cách tiếp cận ngữ pháp khác nhau: tiếp cận ngữ pháp cấu trúc hay tiếp cận ngữ pháp chức năng. Chủ yếu có hai phương pháp để phân loại từ loại: phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ; hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn. Đây là các cách phân chia của ngữ pháp truyền thống châu Âu. Lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt có hai xu hướng: một xu hướng cho rằng từ vựng tiếng Việt không được định loại vì chúng không có một dấu hiệu hình thức nào, nói cách khác là không tồn tại từ loại trong tiếng Việt.
Bộ gõ tiếng Việt là một loại phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt trên máy tính, thường cần phải có phông ký tự chữ Quốc ngữ đã được cài đặt trong máy tính. Các bộ gõ tiếng Việt khác nhau sẽ hỗ trợ một hay nhiều bảng mã và kiểu gõ. Mỗi bảng mã quy định việc thể hiện font chữ khác nhau và mỗi kiểu gõ quy định việc viết dấu bằng các tổ hợp phím khác nhau.
Hệ thống chữ nổi tiếng Việt hay Braille tiếng Việt là hệ chữ Braille được dùng trong tiếng Việt, dựa trên chữ Braille tiếng Pháp. Một số chữ không có trong tiếng Việt đã được Việt hóa sang các chữ Việt. Chữ ư và ơ lần lượt được tạo bởi ü và œ. Các chữ é, à, è, ù, ç không được sử dụng mặc dù tiếng Việt có những chữ này.
Nói lái (còn gọi là nói trại) là một cách nói kiểu chơi chữ của người Việt. Đối với từng vùng miền khác nhau, do cách nói của tiếng địa phương khiến tiếng nói lái có ảnh hưởng thay đổi. Nói lái được coi là phong cách ít nghiêm trang, có tính bông đùa, mỉa mai hoặc châm biếm, một số dùng để diễn tả sự thô tục một cách kín đáo.
Văn học Việt Nam là khoa học nghiên cứu, phê bình và sáng tác ngữ văn của người Việt Nam, không kể quốc tịch và thời đại, dựa trên nền tảng tiếng Việt. Trong đó ban đầu là văn học dân gian, nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết, nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học thành văn chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.
Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viếtchính thức trên thực tế (de facto) hiện nay của tiếng Việt. Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman đặc biệt là bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp. Tên gọi chữ quốc ngữ được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên vào năm 1867 trên Gia Định báo. Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây bị lược bỏ đi để chỉ còn là chữ quốc ngữ; còn tên gọi chữ Tây bấy giờ được chuyển sang để chỉ chữ Pháp. Quốc ngữ nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ quốc ngữ được dùng để một ngôn ngữ nào khác thì quốc ngữ mặc định là chỉ tiếng Việt.
Tuy hiện nay ít khi được sử dụng ở Việt Nam, chữ Nôm cùng với chữ Hán vẫn là dạng ký tự quan trọng của tiếng Việt bởi không chỉ có vai trò biểu thị ý nghĩa của từ (tránh sự đồng âm khác nghĩa và hiểu nhầm nghĩa của chữ Quốc ngữ) mà còn là văn tự chủ yếu dùng để ghi chép và thể hiện tiếng Việt trong phần lớn lịch sử Việt Nam, là một phần không thể để mất của văn hóa Việt Nam.
Từ Hán Việt (詞漢越) là những từ và ngữ tốtiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Người Việt chịu ảnh hưởng bởi phương Bắc trong thời gian dài của lịch sử, lần lượt Bắc thuộc nghìn năm, các cuộc giao chiến, xung đột lớn. Trong các thời kỳ cổ đại, chữ Hán được mượn để thể hiện, trình bày phát âm tiếng Việt.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Có ba loại văn tự được dùng để ghi chép tiếng Việt là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Chữ Hán và chữ Nôm là chữ biểu ý, mỗi chữ Hán và chữ Nôm biểu thị một hoặc một số âm tiết và biểu diễn nghĩa. Chữ Quốc ngữ là chữ biểu âm, biểu diễn cách đọc, đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
Trong thời hiện đại ngày nay, chữ viết tiếng Việt được sử dụng đại đa số trong ngôn ngữ, giao tiếp, văn học là chữ Quốc ngữ. Các nhóm chữ Hán, chữ Nôm đã thu hẹp, được lưu giữ như một phần của lịch sử, có thể kể tới văn bản lịch sử bảo tồn, công trình kiến trúc văn hóa.
...tính đến năm 2020, chưa có văn bản quy phạm pháp luật cấp quốc gia nào quy định về hệ thống tiếng Việt (giọng chuẩn, chữ viết, cách viết...)?
...từ điển về chính tả tiếng Việt năm 2020 đã được thu hồi do quan điểm của tác giả chưa phù hợp với chính tả hiện hành?
Tiến độ
Bài viết được cải thiện:
Chưa có.
Tin tức:
Tháng 07 năm 2020, Bộ Giáo dục mở dự thảo thông tư về Nghị định 86/2018/NĐ-CP, bao gồm quy định học sinh Việt Nam ở trường quốc tế phải học tiếng Việt.
Tiếng Việt là nền tảng của Wikipedia tiếng Việt, chủ đề tiếng Việt với nỗ lực hoàn thiện hệ thống trình bày tiếng Việt đang được xây dựng rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:
Hỗ trợ chống phá hoại trên trang chủ đề này và những bài viết về đề tài chủ đề Tiếng Việt trực tiếp.
Chủ đề tiếng Việt tập trung vào ngôn ngữ tiếng Việt, được xây dựng dựa trên hệ thống phát âm và hệ thống chữ viết, các bài viết phần lớn mang tính nghiên cứu và thực tế về tiếng Việt, cần được cải thiện.