Carl Rogers
Carl Rogers | |
---|---|
Sinh | Oak Park, Illinois, Hoa Kỳ | 8 tháng 1, 1902
Mất | 4 tháng 2, 1987 San Diego, California, Hoa Kỳ | (85 tuổi)
Quốc tịch | Mỹ |
Trường lớp | Đại học Wisconsin–Madison Đại học Sư phạm, Đại học Columbia |
Nổi tiếng vì | Phương pháp tiếp cận con người là trung tâm (ví dụ: Liệu pháp bệnh nhân là trung tâm, Phương pháp học tập sinh viên là trung tâm, Rogerian argument) |
Giải thưởng | Giải thưởng Cống hiến Khoa học Xuất sắc cho ngành Tâm lý học (1956, APA); Award for Distinguished Contributions to Applied Psychology as a Professional Practice (1972, APA); 1964 Humanist of the Year (American Humanist Association) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Tâm lý học |
Nơi công tác | Đại học bang Ohio Đại học Chicago Đại học Wisconsin–Madison Western Behavioral Sciences Institute Trung tâm nghiên cứu con người |
Ảnh hưởng bởi | Otto Rank, Kurt Goldstein, Friedrich Nietzsche, Alfred Adler |
Carl Ransom Rogers (08 tháng 01, 1902 – 04 tháng 02, 1987) là một nhà tâm lý học người Mỹ và là một trong số những người sáng lập nên tiếp cận nhân văn (hay tiếp cận thân chủ trọng tâm) trong tâm lý học. Rogers được công nhận rộng rãi là một trong những người sáng lập ra hoạt động nghiên cứu tâm lý trị liệu và đã được vinh danh cho hoạt động nghiên cứu tiên phong với Giải thưởng cho Những Cống hiến Khoa học Nổi bật của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ vào năm 1956.
Tiếp cận độc đáo của ông, tiếp cận nhân vị trọng tâm, trong việc hiểu biết nhân cách và mối quan hệ giữa con người với con người, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý trị liệu và tham vấn (liệu pháp thân chủ trọng tâm), giáo dục (học tập lấy người học làm trung tâm), các tổ chức, và những hình thức nhóm xã hội khác. Vì những đóng góp trong sự nghiệp của mình, ông đã được vinh danh với Giải thưởng cho Những Cống hiến Nghề nghiệp Nổi bật Đối với Tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ vào năm 1972. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Steven J. Haggbloom và cộng sự đã sử dụng sáu tiêu chí như trích dẫn và sự quen thuộc, Rogers xếp thứ sáu trong số những nhà tâm lý học có sức ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 và ở ví trí thứ hai trong lĩnh vực lâm sàng, chỉ sau Sigmund Freud[1].
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Rogers sinh ngày 08 tháng 01, 1902, tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago. Cha của ông, Walter A. Rogers, là một kỹ sư xây dựng, một người theo chính thể cộng đoàn. Mẹ của ông, Julia M. Cushing,[2][3] là một bà nội trợ sùng đạo Baptist. Carl là người con thứ tư trong số sáu đứa con của hai ông bà.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Haggbloom, Steven J.; Warnick, Renee; Warnick, Jason E.; Jones, Vinessa K.; Yarbrough, Gary L.; Russell, Tenea M.; Borecky, Chris M.; McGahhey, Reagan; Powell, John L. (tháng 3 năm 2003). “'The 100 most eminent psychologists of the 20th century': Correction to Haggbloom et al (2002)”. Review of General Psychology (bằng tiếng Anh). 7 (1): 37. doi:10.1037/1089-2680.7.1.37.
- ^ Cushing, James Stevenson (1905). The genealogy of the Cushing family, an account of the ancestors and descendants of Matthew Cushing, who came to America in 1638. Montreal: The Perrault printing co. tr. 380.
- ^ “California Death Index, 1940-1997”. Ancestry.com. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010. Rogers' mother's maiden name is Cushing.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
- ^ “1910 United States Federal Census”. Ancestry.com. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010. Oak Park, Cook, Illinois; Roll T624_239; Page: 2B; Enumeration District: 70; Image: 703. Carl is fourth of six children of Walter A. and Julia M. Rogers.Quản lý CS1: postscript (liên kết)