(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Hoàng Nghĩa Mai – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Hoàng Nghĩa Mai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Nghĩa Mai
Chức vụ
Nhiệm kỳ1 tháng 1 năm 2014 – 
Nhiệm kỳ – 1 tháng 1 năm 2014
Kế nhiệmNguyễn Hải Phong
Thông tin cá nhân
Danh hiệuHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Alma materTrường Cán bộ kiểm sát trung ương

Hoàng Nghĩa Maikiểm sát viên cao cấp người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam, trợ lý của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Nghĩa Mai là học viên khóa 6 Trường Cán bộ kiểm sát trung ương.[1]

Năm 2008, 2009, Hoàng Nghĩa Mai là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.[2][3]

Từ năm 2011 đến năm 2013, Hoàng Nghĩa Mai là Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.[4][5]

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, Hoàng Nghĩa Mai thôi giữ chức vụ Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam và được Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam điều động làm trợ lý của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (theo Quyết định số 998-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam).[6][7]

Tháng 3 năm 2014, Hoàng Nghĩa Mai là Ủy viên Thường trực ban soạn thảo Về sửa đổi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Trợ lý của ông Lê Hồng Anh.[8]

Ngày 26 tháng 3 năm 2018, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang kí quyết định số 464/QĐ-CTN trao tặng cho Hoàng Nghĩa Mai Huân chương Độc lập hạng Ba với lí do "Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc".[9][10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sơn Tùng. “Xúc động trở lại mái trường xưa”. Kiểm sát. ngày 26 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  2. ^ “Kiến nghị khôi phục quyền lợi ông Nguyễn Việt Tiến”. Nông nghiệp. ngày 25 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  3. ^ A. Minh. “Sẽ đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Tiến Dũng”. Sài Gòn giải phóng. ngày 15 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ “PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC VKSNDTC HOÀNG NGHĨA MAI CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 KHU VỰC MIỀN TRUNG”. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa. ngày 13 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Nghệ An: Công bố Quyết định bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh”. Ban nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. ngày 30 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ “Lễ công bố quyết định của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc điều động công tác đối với đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. ngày 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ “Lãnh đạo VKSNDTC gặp mặt chia tay Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC Hoàng Nghĩa Mai”. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh. ngày 27 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.[liên kết hỏng]
  8. ^ “Hội nghị khoa học Về sửa đổi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  9. ^ “Bế mạc Hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019”. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. ngày 9 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  10. ^ “Tặng Huân chương Độc lập hạng ba cho ông Hoàng Nghĩa Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao”. Thi đua khen thưởng. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.