(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Keule – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Keule

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gomortega keule
Gomortega keule tại Biobío Region
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliidae
Bộ (ordo)Laurales
Họ (familia)Gomortegaceae
Reiche., 1896[2]
Chi (genus)Gomortega
Ruiz & Pav., 1794
Loài (species)G. keule
Danh pháp hai phần
Gomortega keule
(Molina) Baill., 1869

Danh pháp đồng nghĩa
  • Lucuma keule Molina, 1782
  • Gomortega nitida Ruiz & Pav., 1798
  • Adenostemum nitidum (Ruiz & Pav.) Pers., 1805
  • Keulia chilensis Molina, 1810

Cây keule (danh pháp khoa học: Gomortega keule), còn có tên gọi trong tiếng Tây Ban Nhaqueulehualhual, là một loài cây gỗ bản địa của Chile. Nó là loài duy nhất của chi Gomortega (đồng nghĩa Keulia Molina, 1810) và, theo hệ thống APG IV năm 2016 (không đổi so với hệ thống APG III năm 2009, hệ thống APG II năm 2003 và hệ thống APG năm 1998), của họ đơn loài Gomortegaceae, thuộc bộ Laurales trong nhánh magnoliids.[3]

Loài cây này là cây gỗ có lá đơn mọc đối hay mọc vòng. Gân lá hình lông chim hay khó thấy. Mép lá nguyên, không có lá kèm. Cụm hoa mọc thành chùm gồm các hoa nhỏ lưỡng tính, đối xứng tỏa tia. Hoa với 5-7 cánh hoa và 5-6 lá đài, có các nhị lép nằm ngoài các nhị. Bầu nhụy hạ, dạng quả tụ. Quả là dạng quả hạch, chứa 1 hạt. Nó chỉ mọc tại một khu vực hạn hẹp tại khu vực duyên hải miền trung Chile. Loài này được coi là nguy cấp do khai thác thái quá, chặt phá rừng nơi có các quần thể loài cây này để lấy đất phục vụ nông nghiệp và lâm nghiệp.

Gomortega keule có quả ăn được, vị ngọt, màu vàng, đường kính 3,4 - 4,5 cm, được người dân thu hái để làm mứt.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Echeverría, C.; Campos, S. (2019). Gomortega keule. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T31357A2805379. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-2.RLTS.T31357A2805379.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x.
  3. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”. Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385. ISSN 0024-4074.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]