(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Leptictidium – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Leptictidium

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Leptictidium
Thời điểm hóa thạch: Trung Eocene, 50–35 triệu năm trước đây
Hóa thạch bộ xương L. auderiense, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Synapsida
Nhánh Reptiliomorpha
Nhánh Amniota
(không phân hạng)Mammaliaformes
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Bộ (ordo)Leptictida
Họ (familia)Pseudorhyncocyonidae
Chi (genus)Leptictidium
Tobien, 1962
Loài điển hình
Leptictidium auderiense
Tobien, 1962
Các loài
Danh sách
  • L. auderiense Tobien, 1962
  • L. nasutum Lister & Storch, 1985
  • L. tobieni Koenigswald & Storch, 1987
  • L. ginsburgi Mathis, 1989
  • L. sigei Mathis, 1989
  • L. listeri Hooker, 2013
  • L. prouti Hooker, 2013
  • L. storchi Hooker, 2013

Leptictidium (nghĩa là "chồn duyên dáng" trong tiếng Latinh) là một chi động vật có vú nhỏ đã tuyệt chủng; cùng với chuột túingười, chúng là một trong những loài thú có vú đi hoàn toàn bằng hai chân mà con người đã biết. Chi này có khoảng 5 loài, chúng tương tự như chuột chù voi ngày nay. Chúng đáng quan tâm ở chỗ có sự kết hợp giữa các đặc trưng điển hình của các loài thú thật sự (Eutheria) nguyên thủy với các thích nghi chuyêt biệt hóa cao, chẳng hạn các chân sau khỏe và đuôi dài hỗ trợ cho việc di chuyển. Chúng là những loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm côn trùng, thằn lằn và các loài động vật có vú nhỏ. Một trong số các nhánh đầu tiên được tách ra từ thú thật sự cơ sở[1], chúng xuất hiện vào thời kỳ Tiền Eocen, một thời kỳ có nhiệt độ ấm áp và độ ẩm cao, khoảng 50 triệu năm trước đây. Dù chúng từng sống khắp châu Âu, chúng đã tuyệt chủng khoảng 35 triệu năm trước và không có hậu duệ[2], có lẽ do chúng đã thích nghi với cuộc sống trong các hệ sinh thái rừng và không thể thích nghi với vùng đồng bằng thoáng đãng của thế Oligocen.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Adrian Lister, Gerhard Storch (ngày 22 tháng 7 năm 1985). “Leptictidium nasutum n sp., ein Pseudorhyncocyonide aus dem Eozän der "Grube Messel" bei Darmstadt (Mammalia, Proteutheria)”. Senckenbergiana lethaea. 66.
  2. ^ McKenna M. C và S. K. Bell (1997). Classification of Mammals Above the Species Level. Nhà in Đại học Columbia. ISBN 023111012X.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]