(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Soka Gakkai – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Soka Gakkai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sōka Gakkai
創価学会そうかがっかい
Cờ Soka Gakkai
Thành lập18 tháng 11 năm 1930
Sáng lập
LoạiPhong trào tôn giáo mới
Trụ sở chính〒160-8583
 Nhật Bản, Tokyo Shinjuku-Ku, Shinanomachi (信濃しなのまち) 32
Thành viên
+12 triệu
Chủ tịch
Minoru Harada
Trang webwww.sokanet.jp
Tên trước đây
Sōka Kyōiku Gakkai (創価そうか教育きょういく学会がっかい)

Soka Gakkai (tiếng Nhật: 創価学会そうかがっかい Hepburn: Sōka Gakkai; âm Hán-Việt: Sáng giá học hội) là giáo hội Phật giáo đông tín đồ nhất của Nhật Bản và cũng là thành phần lớn nhất trong các nhóm thuộc Phật giáo Nichiren. Danh từ "Gakkai" tức "học hội" được nhấn mạnh vì đạo lấy việc tu học theo lời giáo huấn của tông chủ Nichiren về Kinh Pháp Hoa là chính. Soka Gakkai cũng chú tâm đên việc niệm câu "Nam Myōhō Renge Kyō" (Nam mô Liên hoa Kinh) như một phần căn bản khi hành đạo. Giáo hội đề ra ba tiêu chí để theo đuổi là "hòa bình, văn hóa và giáo dục".[1][2]

Soka Gakkai ra đời ngày 18 tháng 11 năm 1930 do hai nhà giáo Makiguchi và Toda thành lập. Đại hội ra mắt công chúng diễn ra vào năm 1937 nhưng rồi không lâu sau đó thời Đệ nhị Thế chiến giáo hội bị giải tán. Nhiều người trong hàng giáo phẩm bị cầm tù vì cổ xướng hòa bình, chống lại chủ trương khuếch chiến của phe quân phiệt. Soka Gakkai còn bị khép tội phạm thượng (lèse-majesté) đối với Thiên hoàng.

Thời hậu chiến Soka Gakkai phát triển mạnh tăng, số tín đồ tăng từ 3.000 người (trước 1945) lên 750.000 gia đình (1958) qua vận động truyền giáo. Dưới thời Đệ tam giáo chủ là Ikeda Daisaku, Soka Gakkai càng lan rộng cho. Theo số liệu do chính giáo hội thu thập thì vào thế kỷ 21 Soka Gakkai có 12 triệu tín đồ rải rác trên 192 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ikeda đã thành công biến giáo hội thành một tổ chức chính thống trong xã hội Nhật sau ba thập niên 1950-1960-1970 bị nghi kỵ và đả kích.[3][4][5][6][7][8][9] Từ năm 1952 đến năm 1991, nó đã có chung một liên kết với giáo phái Phật giáo Nichiren Shōshū.[10]

Về mặt chính trị, Komeito (Đảng Công minh), một chính đảng ở Nhật có liên hệ mật thiết với Soka Gakkai. Đảng này gia nhập chấp chính năm 1999 thời chính phủ Thủ tướng Đảng Dân chủ Tự do Obuchi Keizō với hình thức liên minh đến nay.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “History of the Soka Gakkai”. SGI Quarterly. Soka Gakkai International. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ Melton, J. Gordon; Baumann, Martin biên tập (2010). Religions of the world: a comprehensive encyclopedia of beliefs and practices (ấn bản thứ 2). Santa Barbara, California: ABC-CLIO. tr. 2656–2659. ISBN 978-1598842036.
  4. ^ Phillip E. Hammond and David W. Machacek, "Soka Gakkai International" in J. Gordon Melton, Martin Baumann (eds.), Religions of the World: A Comprehensive Encyclopedia of Beliefs and Practices, ABC-CLIO, 2010, p. 2658. "Daisaku Ikeda (b. 1928), Soka Gakkai's charismatic third president, led the international growth of the movement. Although Ikeda and his successor, Einosuke Akiya, have gone to great lengths to improve the movement's public image, suspicion remains. Soka Gakkai's political involvement through the organ of the Komeito, a political party founded by the Soka Gakkai, and the near godlike reverence that members have for President Ikeda have tended to perpetuate public distrust. Although it has been subjected to a generalized suspicion toward Eastern religious movements in the United States, Europe, and South America, the movement's history outside of Japan has been tranquil by comparison to its Japanese history."
  5. ^ Wellman, Jr., James K.; Lombardi, Clark B. biên tập (ngày 16 tháng 8 năm 2012). Religion and human security: a global perspective. New York: Oxford University Press. tr. 272. ISBN 978-0199827756. "When I conducted a survey of 235 Doshisha University students a few years ago asking their opinions about the Gakkai and how much they knew about its peace education programs, over 80 percent responded that they had a negative image of the movement and about 60 percent thought that its 'peace movement' is little more than promotional propaganda. The few respondents with a positive image were either Soka Gakkai members, were related members, or were friends of members."
  6. ^ Seagar, Richard (2006). Encountering the Dharma: Daisaku Ikeda, the Soka Gakkai, and the Globalization of Buddhist Humanism. University of California Press. tr. xii. ISBN 978-0-52024577-8. Since its founding in the 1930s, the SG has repeatedly found itself at the center of controversies, some linked to major struggles over the future of Japan, others to intense internal religious debates that erupted into public view. Over the course of its history, however, it has also grown into a large, politically active, and very well-established network of institutions, whose membership represents something on the order of a tenth of the Japanese population. One result is that there is a fractured view of the movement in Japan. On one hand, it is seen as a highly articulated, politically and socially engaged movement with an expressed message of human empowerment and global peace. On the other, it has been charged with an array of nefarious activities that range from fellow traveling with Communists and sedition to aspiring to world domination.
  7. ^ Lewis, James R. (2003). Scholarship and the Delegitimation of Religion in Legitimating new religions . New Brunswick, N.J.: Rutgers University Press. tr. 217–218. ISBN 978-0813533247. ""For over half a century, one of the most controversial new religions in Japan has been Soka Gakkai. Although this group has matured into a responsible member of society, its ongoing connection with reformist political activity served to keep it in the public eye. Until relatively recently, it also had a high profile as the result of sensationalist and often irresponsible media coverage. Apparently as a direct consequence of the social consensus against this religion, some scholars have felt free to pen harsh critiques of Soka Gakkai--critiques in which the goal of promoting understanding has been eclipsed by efforts to delegitimate Soka Gakkai by portraying it as deluded, wrong, and/or socially dangerous. ... Soka Gakkai also spread to the United States and Europe, where it aroused controversy as a result of its intense proselytizing activities. Although it was never as controversial as groups like the Hare Krishna Movement or the Unification Church, Soka Gakkai—which in the United States went under the name Nichiren Shoshu of America after Soka Gakkai broke with Nichiren Shōshū—was not infrequently stereotyped as a brainwashing cult, particularly by anti-cult authors."
  8. ^ Beasley, W. G. biên tập (1977). Modern Japan: Aspects of History, Literature, and Society. Berkeley: University of California Press. tr. 190–196. ISBN 978-0-520-03495-2.
    Hunt, Arnold D. (1975). Japan's Militant Buddhism: A Survey of the Soka Gakkai Movement. Salisbury East, S. Aust.: Salisbury College of Advanced Education. tr. 1–13. ISBN 978-0909383060.
    Kitagawa, Joseph M. (1990). Religion in Japanese history . New York: Columbia University Press. tr. 329–330. ISBN 978-0231028387.
  9. ^ Brannen, Noah (1968). Sōka Gakkai: Japan's militant Buddhists. John Knox Press.
  10. ^ “The Pioneer Days”. Nichiren Shoshu Temple. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.