(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Tôn Lỗ Dục – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Tôn Lỗ Dục

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôn Lỗ Dục
まご魯育
Chu Công chúa (しゅ公主こうしゅ)
Thông tin chung
SinhKhông rõ
Mất255[1]
Nam Kinh, Giang Tô
Phối ngẫu
Hậu duệChu Hoàng hậu
Tên đầy đủ
Tôn Lỗ Dục (まご魯育)
Tên tự
Tiểu Hổ (しょうとら)
Thân phụTôn Quyền
Thân mẫuBộ Luyện Sư

Tôn Lỗ Dục (chữ Hán: 孙鲁いく; ?-255),[1] biểu tự Tiểu Hổ (しょうとら), là một công chúa Đông Ngô thời Tam Quốc của Trung Quốc. Bà là con gái nhỏ của Tôn Quyền, hoàng đế khai quốc Đông Ngô, và người thiếp Bộ Luyện Sư. Bà còn được gọi là Chu Công chúa (しゅ公主こうしゅ) do từng được ban hôn cho Chu Cứ, một võ tướng phục vụ Tôn Quyền.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Lỗ Dục là con gái nhỏ của Tôn Quyền, hoàng đế khai quốc của Đông Ngô, và người thiếp Bộ Luyện Sư. Bà có một người chị gái, Tôn Lỗ Ban. Tên biểu tự của hai chị em, lần lượt là Đại Hổ (だいとら) và Tiểu Hổ (しょうとら).

Tôn Lỗ Dục ban đầu được vua cha ban hôn cho Chu Cứ, một võ tướng của Đông Ngô.[2] Hai người có với nhau một cô con gái, người về sau đã cưới con trai thứ sáu của Tôn Quyền, Tôn Hưu, cũng là anh em cùng cha khác mẹ của Tôn Lỗ Dục.[3][4]

Vào những năm 240, một cuộc đấu tranh quyền lực đã nổ ra giữa hai người con trai của Tôn Quyền - Thái tử Tôn Hòa và người em Tôn Bá, để tranh giành vị trí Trữ quân. Cuộc đấu tranh quyền lực có tác động phân cực đối với các triều thần của Tôn Quyền; hai phe đối lập, mỗi phe ủng hộ Tôn Hòa hoặc Tôn Bá, nổi lên trong số đó. Trong thời gian này, chồng của Tôn Lỗ Dục, Chu Cứ, ủng hộ Tôn Hòa,[5] trong khi chị gái của bà là Tôn Lỗ Ban và chồng Toàn Tông đứng về phía Tôn Bá. Khi Tôn Lỗ Ban cố gắng để vận động Tôn Lỗ Dục hỗ trợ Tôn Bá, nhưng lại bị Tôn Lỗ Dục từ chối, bà đã trở thành cái gai trong mắt của chính chị gái ruột của mình.[6][7]

Năm 250, cuộc đấu tranh quyền lực đã chấm dứt khi Tôn Quyền buộc Tôn Bá phải tự sát và phế truất Tôn Hòa khỏi vị trí Thái tử. Nhiều đại thần tham gia vào cuộc đấu tranh quyền lực đã bị xử tử, lưu đày hoặc bị cách chức.[8] Chồng Tôn Lỗ Dục, Chu Cứ, bị giáng chức và bị điều đi làm Thái thú Tân Đô (新都しんとぐん; phụ cận Thuần An, Chiết Giang ngày nay). Trong khi Chu Cứ đang trên đường đến Tân Đô, Tôn Hoằng, một trong những người ủng hộ Tôn Bá, đã lợi dụng sức khỏe yếu của Tôn Quyền để giả truyền sắc chỉ ra lệnh cho Chu Cứ phải tự sát.[9]

Sau khi Chu Cứ chết, Tôn Quyền đã gả con gái mình cho Lưu Toản. Vốn Lưu Toản trước đây đã từng cưới người con gái thứ hai của Tôn Quyền (chị cùng cha khác mẹ của Tôn Lỗ Dục), nhưng bà đã chết sớm. Vì vậy Tôn Quyền đã sắp xếp cho con gái nhỏ Tôn Lỗ Dục góa chồng kết hôn với phò mã Lưu Toản góa vợ.[10][11]

Vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm 255, dưới triều Tôn Lượng, Tôn Nghi và một số triều thần âm mưu lật đổ quyền thần Tôn Tuấn, nhưng đã bị phát hiện và xử tử trước khi có thể thực hiện kế hoạch. Tôn Lỗ Ban, vốn lén lút tư thông Tôn Tuấn sau khi chồng là Toàn Tông qua đời năm 249, đã nắm lấy cơ hội để buộc tội cô em gái mình là Tôn Lỗ Dục có liên quan đến âm mưu này. Tôn Lỗ Dục bị bắt và xử tử.[1][12] Bà được chôn cất tại Thạch Tử Cương (石子いしこ崗),[13] một ngọn đồi ở Vũ Hoa Đài, Nam Kinh, Giang Tô ngày nay.

Sự kiện sau đó

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Tôn Tuấn chết năm 256, người em họ Tôn Lâm đã kế vị phụ chính cho hoàng đế Đông Ngô Tôn Lượng. Vào khoảng giữa năm 256 và 258, Tôn Lượng nghi ngờ rằng Tôn Lỗ Ban có liên quan đến cái chết của Tôn Lỗ Dục, vì vậy đã triệu kiến chị gái mình vào chất vấn. Tôn Lỗ Ban sợ hãi và nói dối, đổ lỗi cho các con trai của Chu Cứ là Chu Hùng (しゅぐま) và Chu Tổn (しゅそん).[a] Tôn Lượng tin lời Tôn Lỗ Ban, cho rằng chính Chu Hùng và Chu Tổn đã phản bội Tôn Lỗ Dục - đặc biệt là kể từ khi Chu Tổn cưới em gái Tôn Tuấn - vì vậy đã ra lệnh lão tướng Đinh Phụng Xử tử Chu Hùng và Chu Tổn.[15][16]

Năm 258, Tôn Lâm phế truất Tôn Lượng và tôn lập Tôn Hưu, con trai thứ sáu của Tôn Quyền, lên ngôi. Vợ của Tôn Hưu, Chu thị, là con gái của Chu Cứ và Tôn Lỗ Dục.[3] Ngày 18 tháng 1 năm 259, Tôn Hưu làm đảo chính, diệt trừ Tôn Lâm và bè đảng. Tôn hưu cũng cho quật mồ Tôn Tuấn và trừ bỏ các tước vị. Những người từng bị xử tử trong thời Tôn Tuấn và Tôn Lâm phụ chính đều được phục hồi, trong đó có cả Tôn Lỗ Dự, người vừa là chị vừa là mẹ vợ của Tôn Hưu.[17]

  1. ^ Although Zhu Xiong (しゅぐま) and Zhu Sun (しゅそん) were Zhu Ju's sons,[14] it is not known who their mother(s) was/were. They were most probably born to Zhu Ju's concubine(s), so Sun Luyu, as Zhu Ju's wife, would have been their stepmother.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c ([高貴こうききょう公正こうせいもとねんおつねん)]あきなながつ將軍しょうぐんまごちょう怡、はやしまこと謀殺ぼうさつまごたかしかつ死者ししゃすうじゅうにんぜん公主こうしゅ譖朱公主こうしゅ於峻,曰「與儀よぎどうはかりごと」。たかしとげころせしゅ公主こうしゅ。) Zizhi Tongjian vol. 76.
  2. ^ (魯育公主こうしゅしょうとら大帝たいてい次女じじょ所生しょせいてきしゅよりどころ。) Jiankang Shilu vol. 4.
  3. ^ a b (まごきゅうしゅ夫人ふじんしゅよりどころおんなきゅう姊公ぬし所生しょせい也。) Sanguozhi vol. 50.
  4. ^ (主權しゅけん夫人ふじん,... なま二女じじょちょう曰魯はんだいとらぜんはいしゅう瑜子循,はいぜん琮;しょう曰魯そだてしょうとらぜんはいしゅよりどころ,...) Sanguozhi vol. 50.
  5. ^ (いんもと通語つうご曰:はつけんすんでりつため太子たいし,而封霸為魯王,はつはいなおどう宮室きゅうしつれい秩未ぶん。... さむらい賔客づくりためはしかたきとううたぐしげるのべ大臣だいじん丞相じょうしょうりくへりくだ大將軍だいしょうぐんしょかずらつとむふとしつね顧譚、驃騎將軍しょうぐんしゅよりどころかい太守たいしゅ滕胤、だいとくほどこせ績、尚書しょうしょちょうひそかとうたてまつれい而行,そうこと太子たいし,驃騎將軍しょうぐん隲、鎮南將軍しょうぐんりょ岱、だい司馬しばぜん琮、ひだり將軍しょうぐんりょよりどころ中書ちゅうしょ令孫れいそんひろとう魯王,中外ちゅうがい官僚かんりょう將軍しょうぐん大臣だいじん舉國中分なかぶん。) Tongyu annotation in Sanguozhi vol. 59.
  6. ^ (はつまごため太子たいしぜんしゅ譖害おう夫人ふじんよくはい太子たいしたて魯王,しゅしゅ聽,ゆかりゆうすき。) Sanguozhi vol. 50.
  7. ^ (はつぜんしゅ譖王夫人ふじんなみはい太子たいしよくりつ魯肅おう霸為嗣。しゅぬし聽,ぜんしゅ恨之。) Jiankang Shilu vol. 4.
  8. ^ (ぜんよせやすしまご、楊笁とうかげども霸,危太。譖毀すんでぎょう太子たいし以敗,霸亦たまもの。) Sanguozhi vol. 59.
  9. ^ (... とげ左遷させん新都しんとこおりすすむ未到みとう中書ちゅうしょ令孫れいそんひろ譖潤よりどころいんけんやましひろためあきらしょついたまものねんじゅうなな。) Sanguozhi vol. 57.
  10. ^ (... こうはいりゅう纂。) Sanguozhi vol. 50.
  11. ^ (くれれき曰:纂先ひさしけんちゅうおんなはやそつまた以小とらため繼室けいしつ。) Wu Li annotation in Sanguozhi vol. 50.
  12. ^ (おおとりちゅうまご謀殺ぼうさつたかしことさとし誅。ぜん主因しゅいんげんしゅぬし與儀よぎどうはかりごとたかし枉殺しゅぬし。) Sanguozhi vol. 50.
  13. ^ (及少みかど即位そくいまご謀殺ぼうさつまごたかしごとさとしふく誅。ぜん主因しゅいん譖朱ぬしうめ於石崗。) Jiankang Shilu vol. 4.
  14. ^ (まごあきら二子ふたごぐまそんかくふくりょうへいためぜん公主こうしゅしょ譖,みな。) Sanguozhi vol. 57.
  15. ^ (太平たいへいちゅうまごあきらしゅぬしためぜんあるじしょがいもんしゅぬしぜんしゅ懼曰:「わがじつ不知ふちみなよりどころぐま損所そんしょしろ。」あきらころせぐまそんそんつまたかしいもうと也,) Sanguozhi vol. 50.
  16. ^ (あきら內嫌綝,乃推魯育ころせ本末ほんまつせめいかとらはやしただししゅぐまくまおとうと外部がいぶとくしゅそん匡正きょうせいまごたかし,乃令ひのとたてまつころせぐま於虎りんころせそん於建ぎょう。) Sanguozhi vol. 64.
  17. ^ (永安えいあん元年がんねんじゅうがつちょうしげる,... 闓乘船じょうせんよくきたくだついころせこれえびすさんぞくはつまごたかしかん印綬いんじゅ,斲其而埋,以殺魯育とう也。綝死時しにどきねんじゅうはちきゅうはじあずかたかし、綝同ぞくとくじょ其屬せきしょう曰故たかし綝云。きゅうまたしもみことのり曰:「しょかずらつとむ、滕胤、りょよりどころぶた以無ざいためたかし、綝兄弟きょうだい所見しょけん殘害ざんがいため痛心つうしん,促皆改葬かいそうかくためさい奠。其罹つとむとうごとどお徙者,一切いっさい召還しょうかん。」) Sanguozhi vol. 64.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]