Tần Trọng
Tần U Công | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vua chư hầu Trung Quốc | |||||
Vua nước Tần | |||||
Trị vì | 844 TCN - 822 TCN | ||||
Tiền nhiệm | Tần Công Bá | ||||
Kế nhiệm | Tần Trang công | ||||
Thông tin chung | |||||
Mất | 822 TCN Trung Quốc | ||||
Hậu duệ | Tần Trang công Lương Bá Doanh Khang | ||||
| |||||
Chính quyền | nước Tần | ||||
Thân phụ | Tần Công Bá | ||||
Thân mẫu | Mạnh cơ |
Tần U Công (chữ Hán:
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Tần U Công có tên thật là Tần Trọng là con trai là con trai thứ hai của Tần Công Bá, vị quân chủ thứ ba của nước Tần. Mẹ ông là Mạnh cơ. Năm 845 TCN, Công Bá chết, Tần Trọng lên nối ngôi.
Chiến tranh với Tây Nhung
[sửa | sửa mã nguồn]Tần U Công lên ngôi thời Chu Lệ Vương. Ông làm vua được 3 năm thì xảy ra sự kiện Chu Lệ Vương bị nhân dân lật đổ phải chạy ra đất Di, bắt đầu thời Chu Triệu cộng hòa (841 TCN-827 TCN).
Các bộ tộc Tây Nhung ở gần nước Tần bắt đầu nổi lên, uy hiếp bờ cõi nhà Chu. Năm 827 TCN, con Lệ Vương là Chu Tuyên Vương lên ngôi, phong Tần Trọng làm Đại phu và ra lệnh cho ông cầm quân chống lại sự chống phá của các bộ tộc nổi loạn.
Năm 822 TCN, Tần Trọng đi đánh Tây Nhung. Khi tiến vào đất địch, ông bị quân Tây Nhung đánh bại và giết chết, không rõ ông bao nhiêu tuổi.
Tần Trọng ở ngôi được 23 năm. Con ông là Tần Trang công lên nối ngôi.
Hậu duệ
[sửa | sửa mã nguồn]Tần Trọng có hai người con. Con trai trưởng của ông kế vị, tức là Tần Trang công.
Con trai út của ông là công tử Khang cũng được nhà Chu phong ấp kiến quốc, sau chính là nước Lương[3].
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
- Tần bản kỉ
- Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Sử ký, Tần bản kỷ
- ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 7
- ^ Đến thời Tần Mục công thì nước Tần diệt nước Lương