(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Tam giới – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Tam giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tam giới (tiếng Trung: 三界さんがい, tiếng Phạn: triloka, traidhātuka, trayo dhātavaḥ, tiếng Nam Phạn: tisso dhātuyo, tiếng Tạng chuẩn: kham sum ཁམས་གསུམ་), cũng được gọi là Tam hữu (tiếng Trung: さんゆう), là ba cõi giới của vòng sinh tử. Các khái niệm về ba thế giới (tri-loka) xuất hiện trong Ấn Độ giáoKỳ Na giáo, cũng như các kinh điển Phật giáo thời kì sơ khai.

Phật giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. Tam giới bao gồm: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc. Tất cả chúng sanh ở trong Tam Giới, gọi là loài Hữu tình, đều tái sinh theo hướng Lục đạo (tiếng Phạn: gati).

Cõi Dục[sửa | sửa mã nguồn]

Dục giới hay cõi Dục (zh. 欲界よくかい; s, p: kāmaloka, kāmadhātu, bo. dö kham འདོད་ཁམས་, dö pé kham འདོད་པའི་ཁམས་): có ham muốn về thể xác, giới tính và đầy đủ những ham muốn khác. Trong Dục giới có sáu loại hữu tình sau:

  • Trời Tứ thiên vương (zh. 四天王してんのう, sa. cāturmahārājika);
  • Trời Đao lợi[1] (忉利) hay trời Ba mươi ba (zh. さんじゅうさんてん, sa. trayastriṃśa);
  • Trời Dạ ma (zh. よる, sa. yāmadeva) hoặc trời Tu dạ ma (zh. 須夜てん, sa. suyāma);
  • Trời Đâu suất (zh. かぶとりつてん, sa. tuṣita);
  • Trời Hoá lạc (zh. 樂天らくてん, sa. nirmāṇarati);
  • Trời Tha hoá tự tại (zh. 在天ざいてん, sa. paranirmitavaśavarti);

Chúng sinh ở cõi Dục giới tuy hưởng dục lạc khác nhau (ở cõi trên thì sung sướng hơn cõi dưới), nhưng nói chung đều chịu những nỗi khổ: hành khổ (không thoát được luân hồi, đã sinh ra thì phải có lúc chết đi), hoại khổ (thể xác và những dục lạc được hưởng rồi sẽ mất đi chứ không duy trì được mãi), bất tác ý khổ (không đạt được ham muốn nên buồn khổ). Những chúng sinh ở 3 cõi thấp tức tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) thì gần như không có sung sướng mà chỉ có khổ đau. Trừ cõi người, địa ngục, súc sanh tất cả chúng sinh cõi khác đều có Ngũ thông bẩm sinh. Cõi người và súc sanh không có vì bị chướng ngại thân xác vật lí, cõi quỷ thần không có thân, cõi trời là do phước báu nên có cả thân và thần thông. Người có thần thông do tu luyện chứng đắc thiền định hoặc do nghiệp tiền kiếp, phước báu đời trước, tu phước cầu thần thông.

Cõi Sắc[sửa | sửa mã nguồn]

Sắc giới hay cõi Sắc (zh. いろかい, sa. rūpaloka, rūpadhātu, bo. zug kham གཟུགས་ཁམས་): thuộc tầng trời sắc giới, các chúng sinh ở đây đều đã chấm dứt mọi ham muốn giới tính, không cần ăn uống, nhưng còn có thân xác và khoái lạc tinh thần, sắc. Đây là thế giới của những người đã đạt tới Thiền định (sa. dhyāna) nếu chỉ có phước báu sẽ không thể sinh lên cảnh giới này, không bị bát phong (8 loại gió) làm lay động tâm gồm: “lợi-suy, hủy-dự, xưng-cơ, khổ-lạc”, là lợi dưỡng - suy hao, hủy báng - tán thán, tôn kính - chê bai, đau khổ - vui mừng, hay còn gọi là được - mất, khen - chê, tốt - xấu, khổ đau - sung sướng, càng lên tầng trời cao công phu thiền định càng sâu, hỷ lạc thiền sinh ra ở tâm càng lớn. Thức ăn hoặc yếu tố để duy trì sinh mạng là hỉ lạc vô dục nơi nội tâm của thiền. Không có già bệnh, nhưng vẫn còn tuổi thọ và khổ. Thể xác không được cấu tạo bằng vật chất như dục giới mà là hình sắc của ánh sáng giống như linh hồn, khi chết thì thân xác sẽ biến mất mà không trải qua già bệnh, sau đó luân hồi sang cõi khác.

Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia thành nhiều cõi trời khác nhau. Những người tu thiền đã đạt đến Tứ thiền định, khi thọ mạng hết thì tùy mức chứng đắc mà có thể sinh vào 1 trong 4 xứ này (ví dụ: người chứng đắc được Nhị thiền thì sẽ tái sinh vào cõi Nhị thiền trong Sắc giới).

  • Trời Sơ thiền (zh. はつぜんてん) với ba cõi sau:
Trời Phạm thiên (zh. 梵身てん, sa. brahmakāyika);
Trời Phạm phụ (zh. 梵輔てん, sa. brahmapurohita);
Trời Đại phạm (zh. だい梵天ぼんてん, sa. mahābrahmā).
Có hệ thống ghi thêm cõi trời thứ tư của trời Sơ thiền là trời Phạm chúng (zh. 梵眾てん, sa. brahmaparśadya).
  • Trời Nhị thiền (zh. ぜんてん) với ba cõi sau:
Trời Thiểu quang (zh. しょうひかりてん, sa. parīttābha);
Trời Vô lượng quang (zh. 無量むりょうこうてん, sa. apramāṇābha);
Trời Cực quang tịnh (zh. 極光きょっこうきよしてん, sa. abhāsvara, kiểu dịch cũ là trời Quang âm (zh. ひかりおとたかし).
  • Trời Tam thiền (zh. さんぜんてん) bao gồm:
Trời Thiểu tịnh (zh. しょうきよしてん, sa. parīttaśubha);
Trời Vô lượng tịnh (zh. 無量むりょうきよしてん, sa. apramāṇaśubha);
Trời Biến tịnh (zh. あまねきよしてん, sa. śubhakṛtsna).
  • Trời Tứ thiền (zh. よんぜんてん) gồm có:
Trời Vô vân (zh. くもてん, sa. anabhraka);
Trời Phúc sinh (zh. 福生ふっさてん, sa. puṇyaprasava);
Trời Quảng quả (zh. こうはててん, sa. bṛhatphala);
Trời Vô tưởng (zh. 無想むそうてん, sa. asāṃjñika);
Trời Vô phiền (zh. はんてん, sa. avṛha);
Trời Vô nhiệt (zh. 無熱むねつてん, sa. atapa);
Trời Thiện kiến (zh. ぜんてん, sa. sudarśana);
Trời Sắc cứu cánh (zh. いろ究竟きゅうきょうてん, sa. akaniṣṭha);
Trời Hoà âm (zh. 和音わおんてん, sa. aghaniṣṭha);
Trời Đại tự tại (zh. だい在天ざいてん, sa. mahāmaheśvara).
Có sách xếp trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu kính, trời Hoà âm thuộc trời Tịnh phạm (zh. きよし梵天ぼんてん), không thuộc về trời Tứ thiền.

Chúng sinh ở cõi Sắc giới không phải chịu bất tác ý khổ (không đạt được ham muốn nên buồn khổ) bởi họ đã trừ hết những ham muốn về giới tính, thể xác. Nhưng họ vẫn chịu hành khổ (không thoát được luân hồi), hoại khổ (do vẫn có thể xác nên thể xác đó rồi cũng tới lúc phải hư hoại rồi chết).

Cõi Vô sắc[sửa | sửa mã nguồn]

Vô sắc giới hay cõi Vô sắc (zh. 無色むしょくかい, sa. arūpaloka, arūpadhātu, bo. zuk mé kham གཟུགས་མེད་ཁམས་, zuk mé kyi kham གཟུགས་མེད་ཀྱི་ཁམས་): thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm bốn xứ (sa. arūpasamādhi). Các chúng sinh ở đây không còn thân xác vật chất mà chỉ tồn tại dưới dạng ý thức, họ đã chấm dứt mọi ham muốn và khoái lạc tinh thần, ngoại trừ vọng tưởng, chấp trước, phiền não. Chúng sinh ở đây đã loại bỏ được sự phiền toái của thân xác, sự lệ thuộc và chướng ngại vật lý nên họ không có và không cần thân xác. Họ vẫn cần thức ăn hay cách để duy trì sự tồn tại theo chu kỳ đó là ý niệm tịnh tĩnh mông lung, bao la, đó là nhập vào đại định. Nếu chúng sinh nào tu lên tầng này họ sẽ không thể tiếp thu Phật pháp, không nghe chánh pháp Như Lai: họ không biết khổ vì lục căn của họ đã xả đi, thân xác họ cũng không có, họ không nghe được giáo pháp Như Lai mà chỉ hưởng thụ chìm đắm khoái lạc của thiền định, tịnh tĩnh trong khoảng thời gian cực dài - đại kiếp nên Phật có thuyết pháp cho họ cũng không được, không thể tiếp nhận, có thể nói ngần ấy thời gian không gặp Phật pháp, rất khó đi đến giải thoát, cuối cùng vẫn phải đọa lạc.

Vô sắc giới gồm các tầng trời:

Xứ Không vô biên (zh. そら無邊むへんしょ, sa. ākāśanantyāyatana);
Xứ Thức vô biên (zh. 識無しょ, sa. vijñānanantyāyatana);
Xứ Vô sở hữu (zh. 所有しょゆうしょ, sa. ākiṃcanyāyatana);
Xứ Phi tưởng phi phi tưởng (zh. そうそうしょ, sa. naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana).
Hành giả tu học thiền đến cảnh giới cao, trên mức tứ thiền định (từ Không vô biên xứ trở lên) có thể sinh vào bốn xứ này.

Chúng sinh ở cõi Vô Sắc không phải chịu bất tác ý khổ (không đạt được ham muốn nên buồn khổ) bởi họ đã trừ hết những ham muốn về giới tính, thể xác. Họ cũng không phải chịu hoại khổ (do không còn thể xác nên không lo bản thân bị hư hoại). Nhưng họ vẫn chịu hành khổ (không thoát được luân hồi), tức là đến lúc hết phước báu, thọ mạng của họ sẽ hết và họ sẽ phải chết đi, luân hồi sang kiếp khác vì cảnh giới này cao nhất Phi tưởng Phi-Phi tưởng tâm không có phiền não trong 84 000 Đại kiếp (84000×1.334.240.000 năm) cũng là thọ mạng của họ, hết thời hạn lập tức đọa xuống tầng trời thấp hơn, cảnh giới này không duy trì vĩnh viễn và nằm trong luân hồi.

Phi Tam giới[sửa | sửa mã nguồn]

Trên tam giới còn có các cõi phi tam giới như: Thinh Văn Giác, Phật Độc GiácPhật Toàn Giác, đây là cõi của những chúng sinh đã chấm dứt phiền não và thoát khỏi luân hồi vĩnh viễn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Trời Đao Lợi”.
  • ふつこうだい辭典じてん. ふつこうだい辭典じてん編修へんしゅう委員いいんかい. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語にほんご tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: ちゅうぶん chữ Hán

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]