(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Tantamani – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Tantamani

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bakare Tantamani (Tanutamun hay Tanwetamani) là pharaon thứ năm của Vương triều thứ 25 trong lịch sử Ai Cập cổ đại và là vua của Vương quốc Kush, cai trị trong khoảng năm 664 – 656 TCN.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Tantamani là con trai của pharaon Shabaka và vương hậu Qalhata, là cháu của pharaon tiền nhiệm Taharqa[1]. Một số tài liệu lại cho rằng, ông là con của pharaon Shebitku[2]. Tantamani đã lấy công chúa Isetemkheb H[3]Piankharty[4], 2 người chị em của nhà vua, làm vợ.

Một vương hậu tên [..]salka, mẹ ruột của vua Atlanersa, được nghĩ là vợ của Tantamani. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa Tantamani và Atlanersa, và Atlanersa cũng được nghĩ là con của Taharqa[5].

Vương hậu Malaqaye, người được chôn tại kim tự tháp Nu.59 (Nuri, Sudan), cũng được cho là vợ của Tantamani. Rất nhiều vật dụng được tìm thấy trong mộ, đáng chú ý nhất là chiếc mặt nạ bằng bạc và con dấu hình bọ hung của Malaqaye[6][7]. Bên cạnh đó, nhiều vật thể trong mộ có mang tên của một vương hậu là Pihatis[6].

Sau khi Necho I trở thành vua của Ai Cập tại Sais, Taharqa đã đem quân nổi dậy nhưng đã bị vua AssyriaAshurbanipal đánh bại. Tantamani sau đó đã tái chiếm lại Ai Cập, kể cả Memphis, và giết vua Necho I. Tuy nhiên, Ashurbanipal đã đẩy lùi được quân phiến loạn, buộc Tantamani phải chạy về phía nam Thượng Ai Cập. Tại đây, ông tiếp tục quấy phá, tấn công vùng Thebes. Vì khoảng cách địa lý khá xa nên vua Assyria không cho tiến quân đến đó. Psamtik I sau đó cũng giành được quyền kiểm soát Thebes, Tantamani phải quay về quê hương Nubia và mất tại đó, được chôn tại Kim tự tháp Ku.16 (el-Kurru)[8][9][10][11][12].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.237 ISBN 0-500-05128-3
  2. ^ Dows Dunham & Laming Macadam (1949), "Names and Relationships of the Royal Family of Napata". JEA 35: tr.139-149
  3. ^ Aidan Dodson (2012), Afterglow of Empire: Egypt from the Fall of the New Kingdom to the Saite Renaissance, Oxford University Press, tr.155 ISBN 978-9774165313
  4. ^ Robert K. Ritner (2009), "Dream Stela (Cairo JDE 48863)", The Libyan Anarchy: Inscriptions from Egypt's Third Intermediate Period, Society of Biblical Lit, tr.567 ISBN 9781589831742
  5. ^ J. Eric Aitchison (2016), Revisiting Velikovsky: An Audit of an Innovative Revisionist Attempt Lưu trữ 2018-07-14 tại Wayback Machine, BookBaby, tr.460 ISBN9781925515947
  6. ^ a b Dows D. Dunham (1955), The Royal Cemeteries of Kush: Nuri Lưu trữ 2018-07-15 tại Wayback Machine (quyển 2), Boston, Massachusetts, tr.25
  7. ^ “Museum of Fine Arts Boston: Mặt nạ mạ bạc của Malakaye.
  8. ^ Picchi, Daniela (1997), Il conflitto tra Etiopi ed Assiri nell'Egitto della XXV dinastia (tiếng Ý), Imola: La Mandragora, tr.48-52 ISBN 88-86123-34-5
  9. ^ Kenneth Kitchen (1996), The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC), Warminster: Aris & Phillips Limited, tr.117, 353-354 ISBN 978-0856682988
  10. ^ Robert Steven Bianchi (2004), Daily Life of the Nubians, Nhà xuất bản Greenwood Publishing Group, tr.176 ISBN 9780313325014
  11. ^ James Maxwell Miller (1986), A History of Ancient Israel and Judah, Nhà xuất bản Westminster John Knox Press, tr.369 ISBN 9780664212629
  12. ^ John Boardman, I. E. S. Edwards, N. G. L. Hammond, E. Sollberger (1992), The Cambridge Ancient History, quyển III, phần 2, Nhà xuất bản Cambridge University Press, tr.701 ISBN 9780521227179