Wikipedia:Spam
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Spam là hành động thêm các liên kết hoặc thông tin không phù hợp vào Wikipedia với mục đích quảng bá cho một tổ chức, cá nhân hoặc ý tưởng. Nó được xem là có hại, vì vậy xin đừng spam và nếu bạn thấy spam, hãy bỏ nó ra hoặc viết lại nội dung. |
- Để xem quy định của Wikipedia liên quan đến việc quảng bá, xem WP:QUANGBA.
Có ba loại spam trên Wikipedia, đó là: quảng cáo mạo danh dưới dạng bài viết; spam liên kết ngoài; và thêm tham khảo với mục tiêu quảng bá cho tác giả hoặc tác phẩm đang được tham khảo đến.
Quảng cáo đội lốt bài viết
Bài viết bị xem là quảng cáo là những bài viết mang tính mồi chài cho một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ, hoặc kiểu quan hệ công chúng được tạo ra để quảng bá cho một công ty hay cá nhân. Những bài viết spam trên Wikipedia có thể nhận thấy qua ngôn ngữ kiểu bán hàng và các liên kết ngoài dẫn đến một website thương mại. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa bài viết spam và bài viết hợp quy cách về các thực thể thương mại.
Những bài viết lộ liễu với kiểu quảng cáo đội lốt bài viết có thể được xóa nhanh bằng cách treo bảng {{db-c9}}. Cách xử lý này cũng áp dụng tương tự cả đối với những trang ở không gian thành viên. Các loại quảng cáo khác đăng trên Wikipedia có thể được xử lý bằng cách [[Wikipedia:Biểu quyết xóa|đề nghị biểu quyết xóa}}. Trong một số trường hợp, có thể tạm thời xóa nội dung trên cơ sở nghi ngờ vi phạm bản quyền, vì nội dung kiểu như vậy thường chép từ trang web khác và đăng lên vô danh. Trước khi yêu cầu xóa một bài quảng cáo đội lốt, cần kiểm tra lại lịch sử bài viết xem có phiên bản tốt nào tồn tại hay không. Nếu có, hãy lùi về phiên bản tốt của bài viết.
Khi một bài viết về một chủ đề hoàn toàn bách khoa nhưng có giọng điệu quảng cáo, bài viết hoàn toàn có thể được cứu bằng cách viết lại nó với một giọng văn trung lập. Các thành phần của bài về sản phẩm hay dịch vụ có thương hiệu có thể đưa vào chung một chủ đề hoặc thể loại; để có thể dễ tạo ra bài viết không thiên kiến bằng cách thêm các thông tin về các sản phẩm cạnh tranh hay sản phẩm thay thế.
Treo bảng những bài viết có spam hoặc dễ bị spam
Một số bài viết, đặc biệt là về các chủ đề Internet, rất dễ bị các website sử dụng để spam cho mình.
Nếu bài viết có chứa spam, và bạn không có thời gian hay khả năng để xóa bỏ nó, bạn có thể treo bảng {{dọn dẹp-spam}}
. Bảng mẫu này sẽ hiển thị nội dung:
Một bản mẫu khác có thể sử dụng là {{Quảng cáo}}
, sẽ hiển thị như sau:
Trang (hoặc đoạn) này bị đề nghị xoá đi vì mang tính chất quảng cáo Xin tham gia ý kiến ở trang thảo luận. Người đặt tiêu bản này xin lưu ý: tính chất quảng cáo nằm ở văn phong và ngôn từ chứ không nằm ở thông tin; không nên có thành kiến rằng tất cả các thông tin về các cơ sở kinh doanh/dịch vụ đều là quảng cáo; tất cả các thông tin đáng tin cậy đều có ích. |
Bản mẫu hữu dụng thứ ba là bản mẫu thế {{thế:Không thêm liên kết}}, chỉ nhìn thấy khi sửa đổi trang. Sau khi đã xóa bỏ hết các liên kết spam ra khỏi bài viết Wikipedia, bản mẫu này có thể thế vào đầu phần liên kết ngoài của bài viết thường xuyên bị spam với vai trò cảnh báo trước.
<!--===================== {{Không thêm liên kết}} ========================= | HÃY CẨN TRỌNG KHI MUỐN THÊM LIÊN KẾT VÀO BÀI VIẾT NÀY. Wikipedia | | không phải là bộ sưu tập các liên kết, cũng không phải được dùng để | | quảng cáo. | | | | Các liên kết dư thừa hoặc không thích hợp SẼ BỊ XÓA. | | Xem [[Wikipedia:Liên kết ngoài]] & [[Wikipedia:Spam]] để biết thêm. | | | | Nếu đã có sẵn nhiều liên kết, vui lòng đề nghị thêm hoặc thay thế | | liên kết trên trang thảo luận của bài viết này, hoặc gửi liên kết | | của bạn vào thể loại tương ứng trong Dự án Thư mục Mở (dmoz.org) | | rồi liên kết ngược vào thể loại đó bằng bản mẫu {{dmoz}}. | ===================== {{Không thêm liên kết}} =========================-->
Cuối cùng để khuyên cộng đồng Wikipedia nên theo dõi bài viết để tránh bị lạm dụng, bạn có thể thêm vào trang thảo luận (dưới các biểu ngữ dự án và đầu trang, nhưng trước các thảo luận) {{thế:Dễ bị spam}} sẽ hiển thị như sau:
Bài viết này nằm trong nhóm những bài dễ bị chèn liên kết spam. Xin hãy tuần tra đề mục liên kết ngoài. Xin chú ý: các liên kết mang tính spam cũng có thể nằm ở bất cứ đâu trong bài. |
Spam liên kết ngoài
Thêm liên kết ngoài vào bài viết hoặc không gian cá nhân của thành viên với mục đích quảng bá cho website hoặc sản phẩm đều không được phép, và bị xem là spam. Mặc dù tùy liên kết cụ thể có thể được phép trong từng tình huống cụ thể, việc cứ liên tục thêm liên kết vào bài rồi cũng dẫn đến kết cục tất cả chúng đều bị xóa mà thôi.
Spam chú thích
Spam chú thích là dạng sử dụng chú thích trong bài, cước chú hoặc tham khảo một cách không chính đáng hoặc không thích hợp. Spam chú thích là dạng tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm hoặc quảng bá với những hành vi thường gặp là một người liên tục thêm một chú thích hoặc tham khảo nào đó vào nhiều bài viết khác nhau. Thường thì những bổ sung không nhằm để kiểm chứng nội dung bài viết mà để tăng số lần xuất hiện một chú thích cụ thể trong nhiều bài viết. Các dạng spam chú thích khác còn có hành động xóa bỏ nhiều nguồn hoặc phát biểu hợp lệ trong một bài viết để thay bằng một nguồn web duy nhất, thường không đáng tin và có giá trị thấp. Spam chú thích là một dạng tinh vi hơn của spam và không nên nhầm lẫn nó với các hành động bổ sung nguồn với ý đồ tốt là xác minh cho nội dung bài viết và giúp xây dựng bách khoa toàn thư.
Mồi chài nguồn dẫn
Mồi chài nguồn dẫn là các thông báo trên trang thảo luận của bài viết công khai mồi chài người viết bài dùng một liên kết ngoài cụ thể để mở rộng bài viết. Đồng thuận tại Wikipedia (phiên bản tiếng Anh) là các bản mẫu, thể loại, hay các hình thức mồi chài vô danh khác đều không thích hợp. Tất cả các bài viết trên Wikipedia đều có thể mở rộng từ các nguồn, nhưng vấn đề nằm ở các chi tiết tùy theo từng bài một. Không đơn giản là chỉ cần nói "tất cả bài viết về chủ đề Y đều có thể được mở rộng bằng cách sử dụng nguồn Y" được.
Không có quy tắc cứng nhắc nào để phân biệt giữa nỗ lực phát triển bài viết và spam nội bộ, nhưng có một số hướng dẫn và câu hỏi có thể giúp ích:
- Việc mồi chài có được thực hiện vô danh bằng cách dùng một bản mẫu hay thể loại không?
- Việc mồi chài có được lặp lại ở nhiều bài viết vào cùng một lúc, đặc biệt khi các bài viết liên quan đến các chủ đề khác nhau hay không?
- Có phải chưa từng có thảo luận nào (một cách tự nhiên) về lý do tại sao nên dùng nguồn đó trong mỗi bài viết không?
- Nguồn có gây tranh cãi, như chưa được kiểm định chéo, lỗi thời hay gây bút chiến hay không (xem Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy)?
- Nguồn có phải thương mại không?
Spam liên kết ngoài bằng bot
Có một số tổ chức hiện nay dường như có khả năng spambot bằng cách spam nhiều bộ máy wiki khác nhau, tương tự như dạng mã đăng bài vào các sổ lưu niệm (guestbook) và blog. Họ có một cơ sở dữ liệu gồm vài trăm wiki. Thông thường họ sẽ chèn liên kết ngoài vào. Giống như spam blog, mục tiêu của họ là tăng xếp hạng bộ máy tìm kiếm của các trang web ngoài, chứ không phải trực tiếp quảng cáo cho sản phẩm của họ.
Nếu bạn thấy có bot chèn liên kết ngoài, hãy kiểm tra thử các wiki ngôn ngữ khác xem việc này có lan rộng hay không. Nếu có, hãy liên hệ ngay với một bảo quản viên trên Meta-Wiki (không phải ở Wikipedia tiếng Việt); họ có thể thiết lập bộ lọc áp dụng cho toàn bộ Wikimedia. Bất kỳ bảo quản viên Meta nào cũng có thể sửa danh sách đen spam toàn Wikimedia để thêm hoặc xóa các dạng liên kết để bộ lọc nhận dạng, và thay đổi sẽ có hiệu quả tức thì. Các liên kết mới cũng có thể được thêm vào danh sách nếu người spam rất có thể sẽ phổ biến nó.
Bảo quản viên có quyền cấm các bot chưa được thông qua ngay khi nhìn thấy. Bot spam cần được đối xử ngang với bot phá hoại. Các sửa đổi do bot spam gây ra cấu thành tội làm mất thể diện website, là hành vi phạm pháp ở nhiều nước, có thể dẫn đến việc bị than phiền tới ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet) và có thể bị kiện ra tòa.
Vấn đề spam liên kết đã vượt ra ngoài các dự án Wikimedia, và gây ảnh hưởng còn tồi tệ hơn đối với các wiki nhỏ. Trang meta:Wiki Spam có thêm những thông tin chung và lời khuyên khác cho người dùng wiki khắp nơi trên Internet, còn trang Tính năng MediaWiki Anti-Spam mô tả các tính năng hiện có trong MediaWiki (dành cho những người quản trị đang chạy phần mềm này).
Có một liên kết spam không có nghĩa là có thể thêm liên kết spam khác
Có nhiều tình huống trong đó người dùng bị bối rối về việc xóa bỏ liên kết spam vì các liên kết khác có thể xem là spam vẫn cứ được thêm vào bài viết mà chưa bị gỡ bỏ. Việc vẫn tồn tại một một liên kết spam không có nghĩa là ủng hộ sự tồn tại của liên kết spam đó, cũng không thể xem đó là lý do để thêm một liên kết spam khác được.
Liên kết hỗ trợ
Ngay cả khi liên quan đến chủ đề hoặc là trang chính thức của chủ đề, liên kết ngoài có chứa kiểu đặt liên kết giới thiệu thành viên đều bị coi là spam.
Phim
Thêm liên kết dẫn đến các đoạn phim miễn phí trực tuyến dùng để quảng bá cho một trang web hoặc sản phẩm là điều không được phép. Thông thường, những đoạn phim này được tải lên đều vi phạm bản quyền, càng có lý do để không liên kết đến chúng. Một đoạn phim được cho là phim spam nếu:
- Nếu có băng rôn bắt qua đoạn phim chỉ bạn đến địa chỉ trang web.
- Nó có liên kết trên trang phim - là trang đang phát đoạn phim - liên kết đến một trang web thương mại hoặc phim spam khác, thậm chí nếu nó là liên kết duy nhất giữa nhiều liên kết chính đáng khác. — [xem ngoại lệ bên dưới]
- Nó có văn bản trong trang phát phim có thể dẫn người đọc tới một trang web thương mại nào đó. Ví dụ, "cuốn sách có tại abc chấm net" — [xem ngoại lệ bên dưới]
- Nó là bản sao của một đoạn phim đã bị xóa. Ở đây là những sự việc thường xảy ra: (1) Người spam sẽ đăng tải đoạn phim vi phạm bản quyền (2) người giữ bản quyền (hoặc người nào khác) thông báo với dịch vụ Chia sẻ phim rằng đoạn phim này không được cho phép (3) dịch vụ chia sẻ phim xem xét yêu cầu (4) dịch vụ chia sẻ phim xóa đoạn phim đó đi (5) người spam đăng đoạn phim một lần nữa. Chú ý rằng mã số trong địa chỉ của đoạn phim ở dịch vụ chia sẻ phim sẽ thay đổi khi điều này xảy ra.
Ngoại lệ: Một cách tổng quát, một đoạn phim không được xem là phim spam nếu nó chỉ tới website chính thức của đối tượng trong bài viết Wikipedia. Ví dụ, nếu bài viết Wikipedia là về một bộ phim tên là "phimABC" và trang web chính thức của bộ phim là "phimABC.com" thì liên kết hoặc tham khảo đến "phimABC.com" là phù hợp với bộ phim tại trang chia sẻ phim. Mặc dù tất cả các liên kết khác tại trang phim cũng có thể xem là phù hợp, vẫn cần phải đánh giá kỹ lưỡng. Nếu đoạn phim được đăng chỉ quảng cáo cho một loạt sản phẩm liên quan tới bộ phim, nó vẫn là phim spam mặc dù nó chỉ tới trang web chính thức.
Sách
Thỉnh thoảng Wikipedia xuất hiện hiện tượng spam sách, là hình thức chèn đoạn đề cập đến cuốn sách để lôi kéo sự chú ý đến quyển sách, thay vì đóng góp vào bài viết. Điều này thường xảy ra dưới dạng chèn sách vào phần tham khảo mặc dù quyển sách không được dùng làm nguồn cho bất kỳ thông tin nào trong bài. Spam sách còn có ở dạng thêm sách vào "liên kết ngoài", "xem thêm" hoặc tương tự, mặc dù cuốn sách không thêm bất kỳ thông tin có ích hay phù hợp nào cả.
Tránh tạo cơ hội cho người spam
Các câu dạng "ví dụ" trong bài viết rất dễ thu hút spam, ví dụ như các câu sau:
- Ví dụ như, Mobifone có ...
- Mạng xã hội bùng nổ với các website như Friendster và MySpace, ...
- Các ví dụ về bia có thể kể đến Bia Hà Nội, ...
- Công ty bán hàng đa cấp nổi bật nhất là Amway, ...
- Nhiều người cảm thấy Coca Cola là nước ngọt ngon nhất ... (còn dùng từ mập mờ)
- Nhiều blog được tạo để bàn về vấn đề này (ví dụ xem BlogABC); ...
Những câu như vậy luôn có xu hướng thu hút người viết bài thêm nhiều ví dụ khác vì thêm liên kết để kết thúc loại câu kiểu như vậy dễ hơn nhiều so với thêm nội dung bách khoa. Các ví dụ chỉ nên đưa ra nếu chúng rất thích hợp với chủ đề bài viết, và nên luôn dẫn nguồn bằng những nguồn độc lập, đáng tin cậy.
Làm cách nào để không biến mình thành người spam
Đôi khi có những người đến Wikipedia chỉ với mục đích duy nhất là spam, tạo ra những bài viết chỉ thuần quảng cáo hoặc quảng bá bản thân, hoặc thêm liên kết ngoài đến một website trong nhiều bài viết.
Một số người spam Wikipedia một cách vô ý. Đó là, họ làm những điều mà dân Wikipedia xem là spam, nhưng không hề nhận ra rằng hành động của họ không phải đang tạo ra một bách khoa toàn thư tốt. Một người sửa bài mới tham gia có sở hữu một công ty có thể đọc thấy nhiều bài viết về các công ty khác trên Wikipedia, và kết luận rằng mình cũng nên tự viết bài về công ty của mình. Một người điều hành trang web có thể đọc thấy nhiều bài trên Wikipedia và cảm thấy website của người đó là phù hợp, và cứ thế thêm hàng tá liên kết vào.
Các hướng dẫn sau đây để giúp bạn tránh biến mình thành người spam-tức là, cách làm thế nào để đề cập đến trang web, sản phẩm, doanh nghiệp hoặc tài nguyên khác mà không để cho cộng đồng Wikipedia cảm thấy bạn đang cố gắng lạm dụng Wikipedia để tự quảng bá.
- Xem lại ý định của mình. Wikipedia không phải là nơi để quảng bá cá nhân hoặc quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ, web site, hội người hâm mộ, tư tưởng, hoặc hiện tượng. Nếu bạn ở đây để kể cho người đọc biết rằng một thứ gì đó rất tuyệt, hoặc muốn công bố một ý tưởng hay sản phẩm mà chưa ai từng nghe đến, bạn đang ở sai chỗ. Tương tự, nếu bạn ở đây để đảm bảo rằng Wikipedia nổi tiếng sẽ nhắc đến bạn là tác giả của một thứ gì đó (và có thể sẽ tăng PageRank của bạn) bạn sẽ thất vọng, vì Wikipedia sử dụng nofollow trên toàn bộ các liên kết ngoài, do đó các bộ máy tìm kiếm sẽ hoàn toàn bỏ qua chúng.
- Đóng góp nội dung rồi chú thích tham khảo, chứ không chỉ đưa liên kết. Wikipedia là một bách khoa toàn thư, không phải là kho liên kết. Nếu bạn có một nguồn muốn đóng góp, đầu tiên hãy đóng góp một số sự thật mà bạn đọc được từ nguồn đó, sau đó chú thích nguồn gốc. Đừng chỉ đơn giản là hướng người đọc tới một trang khác để xem thông tin hữu ích; hãy thêm thông tin hữu ích vào bài viết, sau đó chú thích nguồn gốc đến trang web mà bạn tìm thấy chúng. Bạn ở đây để phát triển Wikipedia-chứ không phải để lùa người đọc ra khỏi Wikipedia để vào trang khác, phải vậy không? (Nếu không, xem mục 1 ở trên.)
- Đề mục Tham khảo là để dành cho tham khảo. Mục tham khảo chỉ người đọc đến một công trình mà (những) người viết tham khảo đến trong khi viết bài. Mục Tham khảo của bài viết Wikipedia không phải chỉ là danh sách các tác phẩm liên quan; nó là danh sách đặc biệt gồm các tác phẩm được dùng làm nguồn. Do đó, không bao giờ là đúng nếu thêm liên kết hoặc tham chiếu vào phần Tham khảo khi chẳng có người sửa bài nào thực sự tham khảo đến nó.
- Đừng viết bài mới cho sản phẩm hoặc web site của chính bạn. Thường gặp nhất là khi một người tạo bài mới để mô tả cho chính tác phẩm của họ, lý do là tác phẩm không đủ nổi tiếng để thu hút sự chú ý của người khác, và có quá ít nguồn độc lập và đáng tin cậy để có thể kiểm chứng nội dung. Những bài viết thuộc dạng này thường sẽ bị xóa. Trên thực tế, Wikipedia có bài về các sản phẩm hoặc web site phổ biến, nhưng Wikipedia không chấp nhận việc bị sử dụng để làm cho nó phổ biến.
- Nếu sản phẩm của bạn thực sự phù hợp với bài viết, nhưng người khác sẽ đồng ý—hãy dùng trang thảo luận. Chúng tôi thường khuyến khích người viết bài hãy mạnh dạn sửa đổi trực tiếp vào bài viết. Nhưng nếu lời khuyên đó khiến bạn lo lắng rằng người khác sẽ xem đóng góp của bạn là spam, bạn có thể giải quyết điều đó bằng cách: mô tả công trình của bạn trên trang thảo luận bài viết, hỏi những người viết khác xem nó có phù hợp hay không.
- Đừng thêm liên kết ngoài vào chữ ký của bạn. Tuy nhiên, liên kết ngoài đến các dự án Wikimedia là ngoại lệ cho nguyên tắc này. Ví dụ như Wikimedia Meta-Wiki. (Tuy Liên kết wiki được khuyên dùng hơn cho các liên kết ngoài dạng này.)
Cảnh báo người spam
{{thế:cb-spam1}} là lời "cảnh báo" đầu tiên hữu hiệu để đặt vào trang thảo luận của người spam. Đối với thành viên mới, có cái khác để thay thế là {{tls|hoan nghênh spam]], dùng cho những thành viên có thể đã thêm spam hoặc liên kết ngoài cần thiết với ý định ban đầu là tốt.
Những lần vi phạm sau có thể được thông báo bằng {{thế:cb-spam2}}, rồi {{thế:cb-spam3}} (cảnh báo có thể cấm) và {{thế:cb-spam4}} (cảnh báo lần cuối). Nếu người viết spam nhiều bài viết một cách có hệ thống, họ có thể bị cảnh báo bằng {{thế:cb-spam4im}} xem như là cảnh báo duy nhất mà họ nhận trước khi bị cấm. Bản mẫu {{thế:cb-cấm-spam}} thông báo rằng người spam đã bị cấm.
Nếu bạn đã treo bảng bài viết để xóa nhanh bằng {{xn-spam}} vì nó là spam rõ ràng, bạn có thể thêm {{thế:spam-cb}} vào trang thảo luận của người viết bài để cảnh báo họ rằng bài viết đang chờ xóa, và cho phép họ có khả năng sửa lại bài viết để nó không còn là spam.
Hãy nhớ dùng thế các bản mẫu này bằng cách ví dụ như{{thế:cb-spam1}} thay vì {{cb-spam1}}.
Đối phó với spam
Đôi khi một bài viết thu hút quá nhiều liên kết ngoài không phù hợp và vượt qua giới hạn spam. Hãy xóa bỏ tất cả các liên kết và dùng bản mẫu {{dmoz}} để đặt liên kết ngoài duy nhất vào thể loại DMOZ phù hợp có thể làm nhẹ tình hình.
Xem thêm
- Bản mẫu:Quảng cáo – thêm vào những bài viết có kiểu quảng cáo nhưng có thể sửa chữa được
- Bản mẫu:Lò ví dụ - thêm khi bài viết có các ví dụ kém hoặc không phù hợp
- Wikipedia:Liên kết ngoài – hướng dẫn và quy định thêm về liên kết ngoài nào nên và không nên thêm.
- Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty) – xác định xem một tổ chức có đủ nổi bật để đưa vào hay không
- Wikipedia:Quảng cáo