William Lawrence Bragg
William Lawrence Bragg | |
---|---|
William Lawrence Bragg (1890 - 1971) | |
Sinh | 31 tháng 3 năm 1890 North Adelaide, Australia |
Mất | 1 tháng 7 năm 1971 Ipswich, Suffolk, Anh | (81 tuổi)
Quốc tịch | Australian- Người Anh |
Trường lớp | Đại học Adelaide Đại học Cambridge |
Nổi tiếng vì | Nhiễu xạ X-quang |
Giải thưởng | Giải Nobel Vật lý (1915), Huy chương Matteucci (1915) |
Sự nghiệp khoa học | |
Nơi công tác | Đại học Victoria Đại học Cambridge |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | J.J. Thompson W.H. Bragg |
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng | John Crank Ronald Wilfried Gurney |
Chú thích | |
Người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel. ông là con của William Henry Bragg. |
Sir William Lawrence Bragg FRS, (31 tháng 3 năm 1890 – 1 tháng 7 năm 1971) là một nhà vật lý người Australia. Ông là người đồng nhận Giải Nobel Vật lý năm 1915 với cha của mình là Sir William Henry Bragg về phát minh, chế tạo ra dụng cụ phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X. Tính đến năm 2018, ông là người trẻ tuổi nhất từng được nhận giải Nobel, khi nhận giải ông mới 25 tuổi. Ông cũng là giám đốc của Phòng thí nghiệm Cavendish, Cambridge.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Bragg sinh ra tại North Adelaide, thuộc miền Nam Australia. Khi còn nhỏ, ông là một cậu bé nhạy cảm và sớm thể hiện sự quan tâm đến khoa học và toán học. Cha của ông, William Henry Bragg, là một giáo sư toán học và vật lý của trường Đại học Adelaide. Một thời gian ngắn sau khi đến trường, khi ông 5 tuổi, William Lawrence Bragg bị ngã xe đạp và bị gãy tay. Cha của ông trước đó đã đọc về các thí nghiệm của Röntgen ở châu Âu và đã sử dụng những khám phá mới nhất về X-quang để kiểm tra cánh tay bị gãy. Đây là lần đầu tiên việc sử dụng tia X-quang trong y học được ghi nhận ở Australia.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới William Lawrence Bragg tại Wikimedia Commons
- 'Death' of D.N.A. Helix (Crystaline) joke funeral card.
- [1] Lưu trữ 2006-06-18 tại Wayback Machine First press stories on D.N.A.
- Nobelprize.org - The Nobel Prize for Physics in 1915