(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Cao su – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Cao su

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 123.28.50.166 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 12:53, ngày 7 tháng 10 năm 2018. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Nhựa mủ chảy từ thân cây cao su bị rạch.

Cao su (bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc /kautʃu/)[1] là một loại vật liệu polyme vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn.

Cao su có thể là cao su tự nhiên (sản xuất từ mủ cây cao su) hoặc cao su tổng hợp. Cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh, cách nhiệt, cách điện, không tan trong nước nhưng tan trong một số chất lỏng khác. Cao su có thể dùng để làm lốp xe, bóng, bao cao su,...

Lịch sử

Cao su là một loại nhựa có tính đàn hồi, được làm bằng mủ lấy từ một vài loại cây gốc Châu Mỹ hoặc Châu Phi.

Năm 1876 Henry Wickham người Anh chọn lựa khoảng 70.000 hột cao su từ Brasil đem nhập lậu vô nước Anh. Từ số hạt giống này, chỉ trồng được 2600 cây song cũng đủ để trồng cây cao su ở các thuộc địa của Anh quốc về sau.

Các loại cao su

Cao su tự nhiên

Cao su tự nhiên thường được chế biến từ nhựa cây cao su. Còn cao su nhân tạo thường được chế biến từ than đá, dầu mỏ.

Cao su tổng hợp

xem Cao su tổng hợp...

...

Tại Việt Nam

Việt Nam là nước đứng thứ năm về sản lượng cao su thiên nhiên và thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên, sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Năm 2012, diện tích cây cao su của Việt Nam có khả năng đạt 850.000 ha, chiếm khoảng 7% tổng diện tích cao su thế giới, xuất khẩu dự kiến đạt xấp xỉ 1 triệu tấn và trở thành nước thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên.

Theo quy hoạch phát triển ngành cao su của chính phủ, dự kiến đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam sẽ duy trì ổn định 800.000 ha và 1,2 triệu tấn cao su thiên nhiên hàng năm. Trong đó sẽ dành 30% cho ngành công nghiệp chế biến trong nước và 70% còn lại dành cho xuất khẩu [1].

Ngành xuất khẩu cao su Việt Nam đang hướng đến các thị trường quốc tế, hiện nay ngoài việc truyền thông cho lĩnh vực xuất khẩu cao su được phòng thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI xúc tiến tại các quốc gia trên thế giới như Mỹ,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Chú thích

  1. ^ Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 79.