(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Sorbonne – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Sorbonne

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bảng khắc trên cổng vào của Sorbonne
Mặt trước của tòa nhà Sorbonne Building
Sorbonne Place

Danh tự Sorbonne (La Sorbonne) thông thường được dùng để chỉ Đại học Paris hay một trong các đại học kế nhiệm nó (xem bên dưới) theo cách dùng gần đây. Từ "Sorbonne" thực ra đã được dùng với nhiều nghĩa khác nhau trải qua nhiều thế kỷ.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, Đại học Sorbonne được thành lập bởi sự sáp nhập của Đại học Paris-Sorbonne, Đại học Pierre et Marie Curie và một số trường đại học nhỏ khác.

Khởi đầu, Sorbonne là tên một tòa nhà thuộc Khu phố La Tinh, trong thời Trung Cổ là trụ sở của Học viện Sorbonne (Collège de Sorbonne), một phần của Viện Đại học Paris, và trong ngôn ngữ thường dùng, được dùng để chỉ Đại học Paris cũ (đến năm 1793) và sau này cho cả Viện Đại học Paris (1896–1971). Từ cuộc cải cách đại học Pháp 1970/71, danh tự Sorbonne (hay Đại học Sorbonne) thường được dùng cho tòa nhà chính tại Quận 5, Paris và bốn trong 13 trường Đại học Paris (Trường Đại học Paris I: Panthéon-Sorbonne, Trường Đại học Paris II[1], Université Sorbonne-NouvelleĐại học Paris IV: Paris-Sorbonne). Trong tòa nhà Sorbonne này còn có một phần của Đại học Paris V (Université de la Sorbonne de Paris Descartes), École nationale des chartes và toàn Ban Giám hiệu trường.

Thông tin về Đại học Paris lịch sử, các viện đại học nối tiếp (trong đó có Trường Đại học Paris I: Panthéon-Sorbonne, Trường Đại học Paris II[1], Université Sorbonne-NouvelleĐại học Paris IV: Paris-Sorbonne) hoặc Collège de Sorbonne.

Collège de Sorbonne

[sửa | sửa mã nguồn]

Collège de Sorbonne, tức Học viện Sorbonne nguyên thủy là một học viện thành lập vào năm 1257 bởi Robert de Sorbon rồi sau đó trở thành ngôi trường quan trọng nhất của Đại học Paris thời trung cổ. Đại học Paris tuy hình thành trước với các trường nhỏ hơn được lập ra vào cuối thế kỉ thứ 12 nhưng sau khi sáp nhập trường Sorbonne vào hệ thống đó thì cũng nhận luôn cái tên Sorbonne làm tên chung của cả hệ thống.

Trong cuộc Cách mạng Pháp Học viện Sorbonne phải đóng cửa; Napoléon cho trường hoạt động lại vào năm 1808 nhưng cuối cùng đến năm 1882 phải đóng cửa hẳn. Học viện Sorbonne tuy vậy để lại dấu ấn trong lịch sử là một trong số những trường lâu đời nhất thuộc viện Đại học Paris. Theo sách của Hastings Rashdall viết năm 1895 thì trường này có mặt suốt từ thời Trung cổ cho đến Cách mạng Pháp, thời gian hơn 600 năm lẻ. Những trường khác thường duy trì được ít năm rồi bế giảng. Mặc dù Viện Đại học Paris qua nhiều thời đại đã có trường đóng cửa, số khác được lập ra kể cả thời cận kim, như Collège des Quatre-Nations.

Phân khoa thần học Paris

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên "Sorbonne" còn gắn liền với phân khoa thần học tuy đây chỉ là một trong nhiều phân khoa của trường này. Vì là trung tâm nghiên cứu thần học quan trọng, "Sorbonne" đã trở thành gần như đồng nghĩa với Khoa thần học của Đại học Paris.

Toàn bộ Đại học Paris

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối thế kỷ 19, sau khi Collège de Sorbonne đã ngừng hoạt động, khu trường ốc cũ được dùng chia cho các phân khoa Khoa học và Văn học của Viện Hàn lâm Paris. Một tên mới, Đại học Pháp được dùng để chỉ một số phân khoa của trường Đại học Paris trước đây và "Sorbonne" được nhập thành tên thông dụng cho toàn bộ Đại học Paris.

Các viện đại học tiếp sau đó

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Đại học Paris vào năm 1970 được chia làm 13 trường đại học khác nhau. Trong số 13 trường, có ba đại học vẫn giữ "Sorbonne" trong tên gọi; đó là Trường Đại học Paris I: Panthéon-Sorbonne, Université Sorbonne-NouvelleĐại học Paris IV: Paris-Sorbonne; và Trường Đại học Panthéon-Assas[1] (tiếng Pháp: Université Panthéon-Assas; vắn tắt: Assas; nguyên là Khoa Luật của Viện Đại học Paris), đến nay vẫn còn cùng giữ khu ốc hành chính và văn phòng ở Điện Panthéon - tại Sorbonne cùng với Trường Đại học Paris I.

Tất cả 13 trường đại học này chịu sự quản lý chung của một viện trưởng với văn phòng đặt tại Sorbonne.

Tên tuổi nổi tiếng liên quan đến Sorbonne

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

48°50′55″B 2°20′36″Đ / 48,84861°B 2,34333°Đ / 48.84861; 2.34333