(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Thiên Bình (chòm sao) – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Thiên Bình (chòm sao)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thiên Xứng (chòm sao))
Thiên Bình
Libra
Chòm sao
Libra
Viết tắtLib
Sở hữu cáchLibrae
Xích kinh15 h
Xích vĩ−15°
Diện tích538 độ vuông (29th)
Mưa sao băng
Giáp với
các chòm sao
Nhìn thấy ở vĩ độ giữa +65° và −90°.
Nhìn thấy rõ nhất lúc 21:00 (9 giờ tối) vào tháng 6.

Thiên Bình (hay còn gọi Thiên Xứng, Hán ngữ: 天秤てんびん/てんたたえ, ♎, trong ngôn ngữ một số nước phương Tây và tiếng LatinhLibra để chỉ cái cân đĩa) là một chòm sao trong hoàng đạo. Nó là một chòm sao khá mờ và không có ngôi sao nào có độ sáng cấp một, nằm giữa Xử Nữ về phía tây và Thiên Yết về phía đông. Như tên gọi của các sao sáng hơn cả, nó là một phần trong các vuốt của Bọ Cạp.

Các đặc trưng nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngôi sao sáng nhất trong Thiên Bình tạo ra một hình tứ giác:

  • αあるふぁ Librae, Zubenelgenubi ("vuốt phía nam"), là sao đôi thấy được;
  • βべーた Librae, Zubeneschamali ("vuốt phía bắc");
  • γがんま Librae, Zubenelakrab ("vuốt của bọ cạp");
  • σしぐま Librae, là sao đôi biến thể.

αあるふぁβべーた Librae là đòn cân, còn γがんまσしぐま là đĩa cân.

σしぐま Librae trước đây được coi là γがんま Scorpii mặc dù nó nằm trong ranh giới của Thiên Bình. Nó đã không được đặt lại tên là σしぐま Librae cho tới tận năm 1851 (bởi Benjamin A. Gould).

Huyền thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Chòm sao này nguyên thủy được coi là tạo thành một phần vuốt của con bọ cạp (Bọ Cạp), là cung chiêm tinh xuất hiện muộn nhất và là cung duy nhất không có đại diện tượng trưng là các thực thể sống. Trong thần thoại Hy Lạp sau này, chòm sao khi quan sát nó riêng rẽ thì lờ mờ giống như bộ cân đĩa và được miêu tả như là cái cân được giữ bởi nữ thần công lý Astraea.

Bởi vì Thiên Bình nguyên thủy là một phần của Xử Nữ (Virgo) (như là cái cân), và trước đó là của Thiên Hạt, nên nó đã không phải là một thực thể rõ rệt mà cung hoàng đạo đã được đặt tên theo. Vị trí của nó có thể bị chiếm bởi Mục Phu, là chòm sao gần nhất đối với hoàng đạo. Do vị trí của Mục Phu (Boötes) cần phải được giữ trên hoàng đạo là bị khuyết, nó có thể cùng với Đại Hùng, Thiên Long (Draco) và Tiểu Hùng, cũng trong Thiên Bình, dẫn tới huyền thoại về các quả táo của Hesperides, một trong Mười hai kỳ công của Hercules.

Các ngôi sao

[sửa | sửa mã nguồn]

Các sao có tên chính xác:

  • Zubenelgenubi [Zuben Elgenubi] hay Kiffa Australis [Elkhiffa australis] (8/αあるふぁ1 Lib, 9/αあるふぁ2 Lib) – sao đôi 5,15 và 2,75.
    الزبن الجنوبي az-zuban al-janūbiyy Vuốt phía nam (của con bọ cạp)
    ? al-kiffah al-janūbiyy Đĩa cân phía nam (của cái cân)
  • Zubeneschamali [Zuben Eschamali, Zuben el Chamali, Zubenesch, Zubenelg] hay Kiffa Borealis (27/βべーた Lib) 2,61.
    الزبن الشمالي az-zuban aš-šamāliyy Vuốt phía bắc (của con bọ cạp)
    ? al-kiffah aš-šamāliyy Đĩa cân phía bắc (của cái cân).
  • Zuben Elakrab [Zuben (el) Hakrabi, Zuben Hakraki] (38/γがんま Lib) 3,91.
    زبن العقرب zuban al-caqrab Vuốt của bọ cạp.
  • Zuben Elakribi hay Mulu-lizi (xem γがんま Lib) (19/δでるた Lib) 4,91.
  • Zuben Hakrabi [Zuban Alakrab] (xem γがんま Lib) (ηいーた Lib) 5,41.
  • 21/νにゅー Lib (hay Zuben Hakrabim, xem γがんま Lib) 5,19.
  • Brachium hay Cornu (hay Zuben el Genubi, xem αあるふぁ Lib; hay Zuben Hakrabi, xem γがんま Lib; hay Ankaa, xem αあるふぁ Phe) (2/σしぐま Lib) 3,29 — sao đôi biến thể.

Các sao theo danh pháp Bayer:

εいぷしろん Lib 4,92; ζぜーた Lib 5,53; θしーた Lib 4,13; ιいおた Lib 4,54; κかっぱ Lib 4,75; λらむだ Lib 5,04; μみゅー Lib 5,32; ξくしー1 Lib 5,78; ξくしー2 Lib 5,48; οおみくろん Lib 6,14; τたう Lib 3,66; υうぷしろん Lib 3,60

Các sao theo danh pháp Flamsteed:

2 Lib 6,22; 4 Lib 5,70; 5 Lib 6,33; 11 Lib 4,93; 12 Lib 5,27; 16 Lib 4,47; 17 Lib 6,61; 18 Lib 5,88; 22 Lib 6,41; 23 Lib 6,47 – has a planet; 25 Lib 6,07; 26 Lib 6,18; 28 Lib 6,16; 30 Lib 6,46; 32 Lib 5,64; 33 Lib 6,69; 34 Lib 5,82; 36 Lib 5,13; 37 Lib 4,61; 41 Lib 5,36; 42 Lib 4,97; 47 Lib 5,95; 48 Lib 4,95; 49 Lib 5,47; 50 Lib 5,53

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]