(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Tiếng Altai – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Tiếng Altai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Altai
Tiếng Altai Gorno
алтайдыҥ тил, алтай тил
Sử dụng tạiNga
Khu vựcCộng hoà Altai, krai Altai
Tổng số người nói55.720 (2010)[1]
(có thể không phải tất cả đều nói lưu loát)
Dân tộcNgười Altai, người Chelkan, người Telengit, người Tubalar
Phân loạiTurk
Hệ chữ viếtChữ Kirin
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Russia
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2alt
ISO 639-3cả hai:
atv – Altai Bắc
alt – Altai Nam
GlottologKhông có
alta1276  mã hết hiệu lực[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Altai (còn gọi là tiếng Altai Gorno) là một ngôn ngữ Turk, là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà Altai, Nga. Ngôn ngữ này mang tên Oyrot (ойрот) hồi trước năm 1948.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Do vị trí của dãy núi Altai cùng sự tiếp xúc với các ngôn ngữ lân cận, chưa có đồng thuận về vị trí của tiếng Altai trong ngữ hệ Turk. Vì sự gần gũi địa lý với tiếng Shortiếng Khakas, một số người đặt nó trong nhóm Turk Bắc.[3] Ngược lại, do nét tương đồng nhất định với tiếng Kyrgyz, nó cũng từng được xếp vào nhóm Kipchak. Phân loại của Talat Tekin đặt tiếng Altai Nam vào nhánh riêng, xếp tiếng Altai Bắc chung với tiếng Hạ Chulym và phương ngữ Kondoma của tiếng Shor.[4]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Altai chủ yếu được nói ở Cộng hoà Altai (tiếng Altai Nam) và vùng (krai) Altai (tiếng Altai Bắc).

Địa vị chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Altai là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà Altai, cùng với tiếng Nga. Dạng chuẩn chính thức dựa trên phương ngữ của người Altay Kiži sống ở miền nam nước cộng hoà, song trong những năm gần đây nó đang lan rộng lên miền bắc.

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù theo truyền thống được coi là một ngôn ngữ, tiếng Altai Nam không thông hiểu hoàn toàn với tiếng Altai Bắc. Tiếng Altai viết dựa trên tiếng Altai Nam.[5] Năm 2006, một bảng chữ Kirin mới được tạo ra để viết phương ngữ Kumandy (thuộc tiếng Altai Bắc) ở krai Altai.[6]

Các phương ngữ là như sau:[7]

Gần gũi với tiếng Altai Bắc là tiếng Shor Kondomtiếng Hạ Chulym. Cả ba có âm -j- ứng với âm *d ở vị trí giữa hai nguyên âm trong ngôn ngữ Turk nguyên thủy (khác với tiếng Shor Mras và tiếng Trung Chulym, có -z-).

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng âm vị tiếng Altai biến thiên theo phương ngữ.

Hệ thống phụ âm tiếng Altai
Môi Chân răng Vòm-
chân răng
Vòm Ngạc mềm
Mũi m n ŋ
Tắc p b t d c ɟ k ɡ
Tắc xát
Xát s z ʃ ʒ ç ʝ x ɣ
Tiếp cận l j
R ɾ~r

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Có tám nguyên âm trong tiếng Altai. Nguyên âm có thể ngắn hoặc dài.

Hệ thống nguyên âm tiếng Altai
Đóng Mở
ngắn dài ngắn dài
Trước không làm tròn i e
làm tròn y ø øː
Sau không làm tròn ɯ ɯː a
làm tròn u o

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Population of the Russian Federation by Languages (in Russian)” (PDF). gks.ru. Russian Bureau of Statistics. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “mã hết hiệu lực”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Gordon, Raymond G. Jr. biên tập (2005). “Ethnologue report for Northern Turkic”. SIL International. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2007.
  4. ^ Tekin, Tâlat (tháng 1 năm 1989). “A New Classification of the Chuvash-Turkic Languages”. Erdem. 5 (13): 129–139. ISSN 1010-867X.
  5. ^ Raymond G. Gordon Jr., ed. 2005. Ethnologue: Languages of the World. 15th edition. Dallas: Summer Institute of Linguistics.
  6. ^ В Алтайском крае издана азбука кумандинского языка. 2006
  7. ^ Baskakov, N. A. (1958). “La Classification des Dialectes de la Langue Turque d'Altaï”. Acta Orientalia Academiae Scientiarum Hungaricae (bằng tiếng Pháp). 8: 9–15. ISSN 0001-6446.