(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Trinh Ý Công chúa (nhà Triều Tiên) – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Trinh Ý Công chúa (nhà Triều Tiên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trinh Ý Công chúa
정의공주
Công chúa nhà Triều Tiên
Tại vị1428 - 11 tháng 2, 1477
Thông tin chung
Sinh1415
Mất11 Tháng 2, 1477
An tángLăng mộ An Mạnh Đam-Trinh Ý Công chúa
Phối ngẫuAn Mạnh Đam
(あんはじめ聃)
Hậu duệXem văn bản
Hoàng tộcNhà Triều Tiên
Thân phụTriều Tiên Thế Tông
Thân mẫuNguyên Kính Vương hậu

Trinh Ý Công chúa (さだ懿公ぬし, 1415 - 11 tháng 2, 1477) là công chúa nhà Triều Tiên, vương thứ nữ của Triều Tiên Thế Tông và Chiêu Hiến Vương hậu Thẩm thị, em gái của Triều Tiên Văn Tông và chị gái của Triều Tiên Thế Tổ. Tên thời thiếu không rõ. Sau nhận chính thất phu nhân Phác thị (ぼく) của Khánh Xương Phủ Doãn (けいあきらいん) Liễu Hán (やなぎかん) làm dưỡng mẫu.[1]

Cuộc sống

[sửa | sửa mã nguồn]

16 tháng 8 năm 1415, Vương phi Thẩm thị hạ sinh công chúa, năm 1428, (Thế Tông thứ 10), sắc phong làm Trinh Ý Công chúa (さだ懿公ぬし) rồi hạ giạ lấy Diên Xương úy (のべあきらじょう)  Trúc Thành quân (たけじょうくん) An Mạnh Đam (あんはじめ聃), con trai của Quan sát sử An Vọng Chi (あんのぞむこれ).[2] Khi Thế Tông Đại vương có ý định sáng lập nên một hệ thống chữ viết riêng cho Triều Tiên mà sau này gọi phổ biến là Hangul, bà cũng cùng với Thủ Dương Đại quân (sau là Triều Tiên Thế Tổ) và An Bình Đại quân giúp đỡ ông. Năm 1649, Duệ Tông nguyên niên, cho ra cuốn Địa Tạng Bồ Tát Bổn nguyên kinh (地藏じぞう菩薩ぼさつ本願ほんがんけい) để cầu nguyện cho chồng sau cái chết của ông. Cuốn sách hiên trở thành một trong những bảo vật của Đại Hàn Dân quốc. Nổi tiếng là tốt bụng và có công không ít trong việc sáng lập ra hệ chữ Hangul được dùng như chữ quốc ngữ ở Triều TiênHàn Quốc hiện đại, bà là một trong số những công chúa nổi tiếng nhà Triều Tiên.

Trinh Ý Công chúa thường được nhắc đến nhiều trong Trúc Sơn An thị Đại đồng phả (竹山たけやまやすし大同だいどう) và một số ghi chép khác về việc có công trong việc hoàn tất quyển Huấn dân chính âm (くんみんせいおと).[3]

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tộc Toàn Châu Lý thị (ぜんしゅう )

Trúc Sơn An thị (竹山たけやま やすし)

    • Chương phụ: Tặng (おく) Hữu nghị chính (みぎせい) An Vọng Chi (やすもち, ? - 1424)
    • Chương mẫu: Trinh Kính phu nhân (さだけい夫人ふじん) Nguyên Châu Nguyên thị (はらしゅう もと)
    • Thân chương mẫu: Trang Tín Trạch chúa Hà Dương Hứa thị (そうしんたくぬし 河陽かわよう もと, ? - 1459), con gái của Hứa Chi Tín (もとしんじ)
      • Phò mã: Diên Xương quân (のべあきらくん) Lương Hiếu công (良孝よしたかおおやけ) An Mạnh Đam (あんはじめ聃, 1415 - 1462)
        • Trưởng nam: An Như Thát (やす如獺)
          • Đích tôn: An Nguyên Khanh (安元やすもときょう)
        • Thứ nam: An Ôn Toàn (やす溫泉おんせん)
          • Tôn tử: An Ngạn Khanh (やす彥卿)
          • Tôn nữ: An thị (あん), hạ giá lấy Trịnh Thượng Tổ (てい尙祖), người ở Hà Đông, con trai của nho sĩ nổi tiếng Trịnh Lân Chỉ (てい麟趾)
        • Nam: An Tang Kê (やすくわにわとり)
          • Tôn tử: An Mộng Khanh (やすゆめきょう)[4]
        • Nam: Trí Trung khu Phủ sự (中樞ちゅうすうごと) Di Bình công (えびすたいらこう) An Bần Thế (やすひん, 1445 - 1478)
          • Tôn tử: An Thư Thành(?)
        • Trưởng nữ: An thị (あん), hạ giá lấy Trịnh Quang Tổ (ていひかり), người ở Hà Đông, con trai của Trịnh Lân Chỉ.
        • Thứ nữ: An thị (あん), hạ giá lấy Hàn Trí Lễ (かん致禮, 1441 - 1499), người ở Thanh Châu, con trai của Hàn Xác (かんかく, 1400 - 1456)

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《Triều Tiên Vương triều thực lục》, Quyển Thế Tông thứ 101, Thế Tông năm thứ 25 (1443), văn bản thứ hai ngày 23 tháng 9.
  2. ^ 《Triều Tiên Vương triều thực lục》, Quyển Thế Tông thứ 39, Thế Tông năm thứ 10 (1428), văn bản thứ ba ngày 12 tháng 2.
  3. ^ “정의공주(さだ懿公ぬし)”. Academy of Korean Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ 국역 국조인물고 - 안맹담