Mã Hy Sùng
Sở Hậu Chủ | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vũ An tiết độ sứ | |||||
Quân chủ nước Sở | |||||
Tại vị | 22 tháng 10 năm 951[1][2]-16 tháng 11 năm 951[1][2] | ||||
Tiền nhiệm | Mã Hy Ngạc | ||||
Kế nhiệm | Không | ||||
Thông tin chung | |||||
Mất | 912?[3] | ||||
| |||||
Vương thất | Mã Sở ( | ||||
Thân phụ | Mã Ân |
Mã Hy Sùng (
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Thập Quốc Xuân Thu, dẫn lại Thanh tương tạp ký (
Khi quân chủ thứ ba của Sở là Mã Hy Phạm mất vào năm 947, Vũ Bình[c 1] tiết độ sứ- tri Vĩnh châu[c 2] sự Mã Hy Ngạc lúc này người lớn tuổi nhất trong số các huynh đệ khi đó.[4] Do Mã Ân khi qua đời từng di mệnh rằng các con phải truyền lại ngôi vị cho huynh đệ[5] Tuy nhiên, phần lớn thuộc hạ của Mã Hy Phạm như Lưu Ngạn Thao lại ủng hộ Vũ An[c 3] tiết độ phó sứ Mã Hy Quảng kế vị. Thiên Sách tả ty Mã Hy Sùng bí mật viết thư cho Mã Hy Ngạc nói rằng đám Lưu Ngạn Thao làm trái di mệnh tiên vương, phế trưởng lập thiếu, nhằm kích động Mã Hy Ngạc.[4]
Thời Mã Hy Quảng
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi chịu tang, Mã Hy Ngạc được Mã Hy Quảng cho về Lãng châu[c 4]. Tuy nhiên, Mã Hy Sùng tiếp tục dò xét Mã Hy Quảng cho Mã Hy Ngạc, buông lời kích động, nguyện làm nội ứng.[4]
Mã Hy Ngạc sau đó tiến hành nội chiến, đến cuối năm 950, Khi có người cáo buộc Mã Hy Sùng giao thiệp với Mã Hy Ngạc, phản trạng rõ ràng, song Mã Hy Quảng từ chối xử tử, nói rằng "Nếu ta hại kỳ đệ thì sao có thể nhìn tiên vương (chỉ Mã Ân) dưới đất?". Khi quân của Mã Hy Ngạc tiến đến Trường Sa, Mã Hy Quảng cho triệu Thủy quân chỉ huy sứ Hứa Khả Quỳnh dẫn 500 chiến hạm phòng thủ, để Mã Hy Sùng làm giám quân. Hứa Khả Quỳnh sau đó quay sang đầu hàng Mã Hy Ngạc, Trường Sa thất thủ. Mã Hy Sùng dẫn tướng lại nghênh đón Mã Hy Ngạc vào thành và thỉnh Mã Hy Ngạc đăng cơ.[6]
Thời Mã Hy Ngạc
[sửa | sửa mã nguồn]Mã Hy Ngạc cho Mã Hy Sùng làm tiết độ phó sứ, phán quan phủ sự.[6] Mã Hy Ngạc chém giết vô độ, ngày đêm say rượu hoang dâm, đem mọi sự vụ quân phủ uỷ thác cho Mã Hy Sùng. Mã Hy Sùng cai quản dựa theo cảm tính, khiến hệ thống pháp luật vấn loạn. Mã Hy Ngạc sủng ái Tiểu môn sứ Tạ Ngạn Ngung (
Trong khi đó, Vương Quỳ (
Cầm quyền
[sửa | sửa mã nguồn]Lưu Ngôn hay tin Mã Hy Sùng được lập, khiển binh đến Đàm châu với danh nghĩa là trừng trị tội soán đoạt của Mã Hy Sùng. Mã Hy Sùng lo sợ, đến ngày Quý Mùi (24) cùng tháng, tức 27 tháng 10, Mã Hy Sùng cho hai nghìn quân chống lại, đồng thời khiển sứ giả đến Lãng châu cầu hoà, thỉnh làm lân phiên. Chưởng thư ký Lý Quan Tượng (
Khi Mã Hy Ngạc đến Hành Sơn, Hành Sơn chỉ huy sứ Liệu Yển (廖偃) huy động nhân dân làm binh, cùng với Bành Sư Cảo tuyên Mã Hy Ngạc là Hành Sơn vương. Trong vài ngày họ tập hợp được đến hơn vạn người, được nhiều châu huyện hưởng ứng. Liệu Yển còn phái Lưu Hư Kỷ (
Biên Hạo dẫn quân đế Lễ Lăng gần Trường Sa, ngày Quý Tị (5) tháng 10, tức 6 tháng 11, Mã Hy Sùng khiển sứ giả đến khao quân. Đến ngày Nhâm Dần (14) cùng tháng, tức 15 tháng 11, khiển Thiên sách phủ học sĩ Thác Bạt Hằng (
Sau khi Sở sụp đổ
[sửa | sửa mã nguồn]Lý Cảnh cho Biên Hạo làm Vũ An tiết độ sứ, Biên Hạo lệnh cho Mã Hy Sùng đem gia tộc họ Mã đến kinh thành Kim Lăng của Nam Đường. Mã tộc họp tộc đều khóc lóc, muốn hối lộ nhiều cho Biên Hạo, xin được ở lại Trường Sa. Tuy nhiên Biên Hạo nói: "Quốc gia [Nam Đường] và Công gia [Sở] truyền thế là kẻ thù đã 60 năm, song chưa từng dám có ý dòm ngó nước của Công. Nay huynh đệ Công đấu đá lẫn nhau, khốn cùng mà tự quy thuộc. Nếu các vị khôi phục được hai ba phần, sợ rằng có mối lo bất trắc.[1]
Mã Hy Sùng không ứng phó được, đến ngày Tân Dậu (3) tháng 11, tức 4 tháng 12, Mã Hy Sùng cùng tông tộc và tướng tá tổng cộng hơn một nghìn người đau buồn xuống tàu, tiếng khóc vang vọng núi sông. Mã Hy Ngạc sau đó cũng bị triệu đến Kim Lăng. Hoàng đế Nam Đường cho Mã Hy Sùng làm Vĩnh Thái [c 7] tiết độ sứ, kiêm Thị trung, trấn thủ Thư châu (舒州).[1]
Sau đó, Mã Hy Sùng và gia đình được cho đến cư trú tại Dương châu[c 8].[3] Năm 956, Hậu Chu tấn công Nam Đường, Dương châu thất thủ trước quân Hậu Chu. Hoàng đế Quách Vinh của Hậu Chu ra chiếu an ủi vỗ về Mã Hy Sùng (cùng với Vương Kế Nghi-con của cựu hoàng nước Mân là Vương Diên Chính). Mã Hy Sùng dâng thiếp là Dương thị cho tướng Hậu Chu là Hàn Lệnh Khôn (
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i j k Tư trị thông giám, quyển 290.
- ^ a b c Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
- ^ a b c Thập Quốc Xuân Thu, quyển 69.
- ^ a b c Tư trị thông giám, quyển 287.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 277.
- ^ a b Tư trị thông giám, quyển 289.
- ^ a b Tư trị thông giám, quyển 293.
- ^ Tân Ngũ Đại sử, quyển 66.