(Translated by https://www.hiragana.jp/)
Tiếng Lezgi – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Tiếng Lezgi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Lezgi
лезги чӏал lezgi č'al[1]
Phát âm[lezɡi tʃʼal]
Sử dụng tạiNgaAzerbaijan, cũng được nói ở Gruzia
Khu vựcSouthern Dagestan, tây bờ Biển Caspi, trung bộ Kavkaz
Tổng số người nói655.000 (2016)[2]
Dân tộcNgười Lezgi
Phân loạiĐông Bắc Kavkaz
  • Lezgi
    • Samur
      • Samur Đông
        • Lezgi–Aghul–Tabasaran
          • Tiếng Lezgi
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Nga
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2lez
ISO 639-3lez
Glottologlezg1247[3]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Lezgi, cũng được gọi là tiếng Lezgin, là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Lezgi của ngữ hệ Đông Bắc Kavkaz. Đây là ngôn ngữ của người Lezgi, sống ở miền nam Dagestan, miền bắc Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, v.v. Tiếng Lezgi là ngôn ngữ văn học và là một ngôn ngữ chính thức của Dagestan. Trong Atlas ngôn ngữ bị đe dọa trên thế giới của UNESCO, nó được liệt kê là một ngôn ngữ "dễ thương tổn".[4]

Phân bố địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2002, tiếng Lezgi là ngôn ngữ của 397.000 người ở Nga, chủ yếu tại Nam Dagestan, và tính năm 1999 bởi 178.400 người chủ yếu ở các quận Qusar, Quba, Qabala, Oghuz, IsmailliKhachmaz (Xaçmaz) miền đông bắc Azerbaijan. Tiếng Lezgi cũng có mặt ở Kazakhstan, Kyrgyzstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Ukraine, ĐứcUzbekistan, do người nhập cư từ AzerbaijanDagestan mang tới.

Ngoài ra còn có các cộng đồng người nói nhỏ tại các khu vực Balikesir, Yalova, Izmir, Bursa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Người Lezgin tập trung chủ yếu tại làng Kirne (Ortaca) thuộc vùng Balikeir.

Tổng số người nói là khoảng 650.000 người.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1]
  2. ^ JoshuaProject – Number of speakers of Lezgian according to estimates
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Lezgian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ UNESCO Interactive Atlas of the World's Languages in Danger Lưu trữ 2010-02-17 tại Wayback Machine
  5. ^ Tiếng Gruzia tại Ethnologue. 18th ed., 2015.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Haspelmath, M. (1993). A Grammar of Lezgian. Mouton Grammar Library 9. Berlin & New York: Mouton de Gruyter. ISBN 3-11-013735-6.
  • Talibov, Bukar B.; Gadžiev, Magomed M. (1966). Lezginsko-russkij slovar'. Moskva: Izd. Sovetskaja Ėnciklopedija.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]